SKKN Hóa học 9. Sử dụng bản đồ tư duy trong hóa học 9

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài  .................................................................................. 3
2. Mức độ nghiên cứu đề tài  .................................................................... 8
3. Đối tượng, khách thể, phạm vị nghiên cứu ........................................... 8
4. Ý nghĩa thực tiễn của  đề tài ................................................................. 9
5. Kết cấu của đề tài ..............................................................................  12
NỘI DUNG ...........................................................................................  13
Phần I . Nêu thực trạng của vấn đề ...................................................... 13
1. Thuận lợi ...........................................................................................  13
2. Khó khăn ..........................................................................................  14
Phần II . Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính.............. 15
1. Thực trạng và giải pháp.................................................................. 15
1.1 Giảng dạy sơ đồ tư duy nhằm tăng tính tích cực trong HS............... 15
1.2 GV trở thành người hướng dẫn hỗ trợ.............................................. 16
1.3 Những lưu ý HS khi sử dụng sơ đồ tư duy......................................... 19
2. Giảng dạy và học tập với công cụ sơ đồ tư duy.............................. 20
2.1 Giới thiệu đôi nét về sơ đồ tư duy..................................................... 20
2.2 Nguyên lý và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học.......................... 20
2.3 Giới thiệu một số phần mềm để tạo sơ đồ tư duy.............................. 22
3 Tiến trình một tiết dạy theo sơ đồ tư duy......................................... 24
Phần III. Kết quả và bài học kinh nghiệm và kiến nghị ...................  37
1. Kết quả.............................................................................................. 37
2. Bài học kinh nghiệm.......................................................................... 38
3. Kiến nghị........................................................................................... 42
KẾT LUẬN .......................................................................................... 44
DANH MỤC TÀI  LIỆU THAM KHẢO ............................................ 47
PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ
          I. Lý do chọn đề tài
Hóa học cũng như bất cứ môn học nào khác ở nhà trường đều cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học cho HS và đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy người học.
     Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích, đó là giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để HS có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh.
     Hóa học là môn khoa học tự nhiên, nghiên cứu tính chất, sự vật, hiện tượng có tính ứng dụng thực tiễn cao. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THCS Ngọc Long, tôi nhận thấy rằng HS gặp khó khăn khi phải ghi nhớ các khái niệm, định nghĩa, tính chất của các chất…việc ghi nhớ của các em gần như tái hiện lại nguyên văn trong SGK làm cho việc học tập trở nên nhàm chán, máy móc, thụ động, không sáng tạo, khả năng phân tích, so sánh, tư duy vận dụng còn hạn chế.
Để nâng cao chất lượng dạy học, cần phải đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở trường phổ thông nói chung và môn Hoá học nói riêng. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào môn hoá học đã góp phần cải thiện sự nhàm chán và gây hứng thú học tập bộ môn cho HS. Để đa dạng hóa các hình thức dạy học, để khắc sâu kiến thức trong bộ não một cách lôgic mà lại phát huy được khả năng tiềm ẩn trong bộ não của HS, trong quá trình giảng dạy của mình, tôi thường hướng dẫn HS ghi nhớ bài học dưới dạng từ khóa và chuyển cách ghi bài truyền thống sang phương pháp ghi bài bằng BĐTD. Tôi nhận thấy phương pháp này là thực sự cần thiết nhằm giúp HS rút ngắn thời gian học, giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu, dễ dàng hệ thống hoá kiến thức với lượng lớn, đồng thời phát triển tư duy cho các em. Vì vậy, tôi đã đưa phương pháp dạy học bằng BĐTD vào áp dụng cho các tiết học lí thuyết trong chương trình Hoá học lớp 8 và lớp 9.
II. Mức độ nghiên cứu đề tài
 Với phạm vi bài viết này tôi xin trao đổi với các đồng nghiệp cách sử dụng bản đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực của HS trong dạy học môn hóa học.
III. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu : “Soạn giảng bộ môn hoá học 8, 9  theo sơ đồ tư duy và chuẩn KTKN được điều chỉnh giảm tải trong PPCT năm học 2012 – 2013”.
+ Khách thể nghiên cứu : Môn Hoá lớp 8, 9  ở trường THCS.
+ Phạm vi nghiên cứu : Hướng dẫn học sinh học bài theo sơ đồ tư duy.
IV. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài  
          Để góp phần tạo nên sự chuyển biến trong dạy học bộ môn, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ tư duy tỏ ra có ưu thế. Mỗi bài học chứa đựng một số vấn đề cơ bản của hoá học, bằng sự hiểu biết của mình, giáo viên nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh giải quyết bằng cách sáng tạo thành sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực và huy động bộ não các em làm việc hết công suất cho mỗi bài học, sẽ không còn tình trạng học sinh ngồi im thụ động chỉ có vài em được phát biểu và làm việc với giáo viên trong tiết học.
Phương tiện dạy học bằng sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phóng phú và được sử dụng đạt hiệu quả cao. Nếu biết khai thác tốt sơ đồ tư duy sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Cùng với sự kết hợp các phương pháp, phương tiện trực quan và kỹ thuật sẽ góp phần ghi nhớ va hiểu sâu, hiểu mạch lạc kiến thức có hiệu quả. Việc sử dụng sơ đồ tư duy cùng phương tiện trực quan và kỹ thuật đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư công sức và trí tuệ cho bài giảng. Rõ ràng làm tốt công việc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy.
V. Kết cấu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 phần  
-Phần I : Nêu thực trạng của vấn đề.
-Phần II : Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính.

-Phần III : Kết quả, bài học kinh nghiệm và kiến nghị
Để có đầy đủ SKKN vui lòng liên hệ 0962261017 (Hoàng)

SSKN Vật lí. Sử dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài toán tĩnh điện trong chương trình bồi dưỡng HSG

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Để nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy, các nhà giáo dục luôn tìm cách nghiên cứu, áp dụng, đổi mới phương pháp giảng dạy. Hiện nay, nhiều phương pháp dạy học nói chung và vật lý nói riêng mang lại hiệu quả cao như: phương pháp thực nghiệm, phương pháp tương tự hóa, phương pháp mô phỏng, phương pháp đồ thị...
Phương pháp mô hình là một trong những phương pháp nhận thức khoa học được vận dụng vào trong dạy học ở hầu hết các môn học, đặc biệt là trong giảng dạy và nghiên cứu vật lý. Nó thể hiện trước hết ở tính sâu sắc, tính hệ thống của các kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát hiện những mối liên hệ giữa các hệ thống khác nhau ở các phần khác nhau của vật lí. Nội dung cơ bản của phương pháp mô hình là dựa trên các tính chất khác nhau liên quan đến tính đồng dạng vật lí của các hiện tượng. Ta có thể thay thế những bài toán khó, phức tạp bằng các bài toán gắn với những hiện tượng đơn giản hơn, đã biết dựa vào tính đồng dạng của chúng. Ảnh điện là một ví dụ cụ thể của phương pháp mô hình áp dụng trong vật lý nhằm giải quyết một số bài toán về tĩnh điện phức tạp.
Trong một số bài toán về tĩnh điện, chẳng hạn như những vấn đề liên quan đến tương tác giữa điện tích với mặt phẳng dẫn điện, giữa điện tích với quả cầu..., nếu giải bằng phương pháp thông thường là rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp ảnh điện sẽ giải quyết bài toán đơn giản hơn.
Đối với các bài toán khó về tĩnh điện trong phạm vi bồi dưỡng học sinh giỏi, phương pháp ảnh điện là cần thiết và không thể thiếu. Phương pháp ảnh điện được vận dụng để giải cả một hệ thống các bài tập liên quan chứ không riêng một hay hai bài tập đơn lẽ. Vì tính chất quan trọng của phương pháp ảnh điện, tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài toán tĩnh điện trong chương trình bồi dưỡng HSG”. Đề tài có thể giúp tôi hoàn thiện chuyên đề bồi dưỡng của mình, nâng cao năng lực tư duy giải toán cho học sinh, là tài liệu hữu ích cho học sinh và các giáo viên đồng nghiệp tham khảo.


II. Mục tiêu đề tài
        + Giới thiệu nội dung, cơ sở lý thuyết của phương pháp ảnh điện.
        + Ứng dụng phương pháp ảnh điện để giải các bài tập tĩnh điện.
        + Xây dựng, phân loại hệ thống bài tập theo các chuyên đề riêng từ cơ bản đến chuyên sâu giúp cho quá trình dạy cũng như học được thuận lợi.
        III. Phạm vi nghiên cứu
        Đề tài tập trung khảo sát các tính chất điện của điện tích điểm và của vật dẫn, các vấn đề liên quan như: điện trường, mật độ điện tích, lưỡng cực điện...
        IV.  Phương pháp nghiên cứu
        + Phương pháp mô hình
        + Phương pháp hệ thống, khái quát
        V. Bố cục đề tài
        Bố cục đề tài ngoài ba phần chính là phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận còn có mục lục và tài liệu tham khảo.
        Phần nội dung có hai chương:
        + Chương I: Cơ sở lý thuyết của phương pháp ảnh điện.

        + Chương II: Áp dụng phương pháp ảnh điện để giải các bài toán tĩnh điện.
Để có đầy đủ SKKN vui lòng liên hệ 0962261017 (Hoàng)

SKKN mầm non. Một số hình thức giúp trẻ 4-5 tuổi hiểu về giá trị dinh dưỡng và VSATTP thông qua các hoạt động

Nội dung SKKN
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
   I. Cơ sở lí luận
   II. Cơ sở thực tiễn
      1. Thuận lợi
      2. Khó khăn
   III. Các hình thức thực hiện
      1. Hình thức trong tiết học
      2. Các hình thức ngoài tiết học
         2.1. Thông qua dạo chơi
         2.2. Hoạt động góc
         2.3. Giờ ăn
         2.4. Hoạt động chiều
      3. Kết hợp với phụ huynh
      4. Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi giáo dục dinh dưỡng - VSATTP
   IV. Kết quả đạt được
C- KẾT THÚC VẤN ĐỀ 
   1. Kết luận
   2. Bài học kinh nghiệm
   3. Kiến nghị

              Ta thường nói:
“ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”
        Trẻ là tương lai của đất bước, là mối quan tâm chung của toàn xã hội và cũng là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, hạnh phúc của mọi gia đình.
        Thật vậy, có được một đứa trẻ thông minh, khỏe mạnh là niềm mong ước của tất cả mọi người. Để đạt được mong ước ấy thì những người làm cộng tác Giáo Dục Mầm Non phải thực hiện một quá trình chăm sóc – giáo dục hết sức công phu. Trong quá trình đó, có rất nhiều điều khiến chúng ta băn khoăn, trăn trở. Làm thế nào để có được một đứa trẻ thông minh – khỏe mạnh? Chăm sóc – giáo dục trẻ thế nào cho tốt? Phải làm gì để trẻ phát triển toàn diện vệ thể chất – nhận thức - ngôn ngữ - thẩm mĩ – quan hệ tình cảm xã hội? Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy muốn có được một đứa trẻ phát triển toàn diện thì điều đầu tiên cần nói đến đó là “sức khỏe”. Có sức khỏe là tất cả - không sức khỏe là không có gì. Vì vậy trẻ em cần phải được cung cấp đấy đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ.
       Trẻ em lứa tuổi mầm non còn nhỏ, cơ thể còn non nớt nên trẻ phụ thuộc nhiều vào người lớn và đặc biệt cần sự giúp đỡ của họ. Nhà giáo dục giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ, tạo cơ hội và cơ may cho trẻ cho cuộc sống hiện đại và tương lai. Giáo dục mầm non phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non, xây dựng một nền móng vững chắc ban đầu cho sự phát triển cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ cho trẻ mầm non. Đặt cơ sở nền tảng hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
       Ở các trường mầm non đã thực hiện rất nhiều chuyên đề , chuyên đề giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm đã triển khai và góp phần to lớn trong việc nâng cao kiến thức dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tới trẻ, tới giáo viên, tới phụ huynh học sinh. Là giáo viên mầm non khi đã nhận thức được tầm quan trọng của giá trị dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi thấy mình cần phải có nhiệm vụ tuyên truyền rộng rãi giáo dục dinh dưỡng tới mọi người, đặc biệt đối với trẻ ngay ở độ tuổi mầm non.
      Việc đưa giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một việc làm rất cần thiết, tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ từ tuổi mầm non đến tuổi học đường.
      Vậy mỗi chúng ta hiểu như thế nào về giáo dục dinh dưỡng ? Giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác, chăm lo vấn đề ăn uống và sức khoẻ cá nhân, tập thể cộng đồng. Nhưng để đưa giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm vào dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non thì người giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền tải kiến thức tới trẻ nên sự hiểu biết về giá trị dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm của trẻ còn nhiều hạn chế. Vì giáo dục dinh dư  và vệ sinh an toàn thực phẩm lại không phải là một môn học riêng lẻ mà phải lồng ghép tích hợp trong các môn học khác và các hoạt động khác nhau.
      Bên cạnh đó, đặc thù trẻ ở lứa tuổi mầm non là học mà chơi, chơi mà học, học phải có đồ dùng trực quan quan sát thì trẻ mới có thể khắc sâu. Vậy việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ quả thật là rất khó và trừu tượng. Nên  không thể truyền tải trực tiếp được mà phải thông qua các hoạt  động  để  giúp trẻ  lĩnh hội được những kiến thức về giá trị dinh dưỡng .
              Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số hình thức giúp trẻ 4-5 tuổi  hiểu về giá trị dinh dưỡng và VSATTP thông qua các hoạt động”.
Để có đầy đủ SKKN vui lòng liên hệ 0962261017 (Hoàng)

SKKN mầm non. Giúp trẻ tự làm đồ chơi

Nội dung SKKN:
I . ĐẶT VẤN ĐỀ

   1.  Cơ sở khoa học
   2. Cơ sở thực tiễn.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
   1. Đặc điểm tình hình
      a. Thuận lợi
      b. Hạn chế
   2. Cách làm một số đồ dùng, đồ chơi
      2.1. Những con rối ngộ nghĩnh
      2.2. Làm những cây hoa to
      2.3. Hoa giấy
      2.4. Bảng gài
      2.5. Búp bê ngộ nghĩnh 
      2.6. Con sâu
      2.7. Chú ếch tinh nghịch
      2.8. Làm thú nhồi từ găng tay
      2.9. Những chú hề
      2.10. Bộ đồ chơi lật ảnh
      2.11. Học cụ âm nhạc
      2.12. Sa bàn nổi 3D 
   3. Kết quả thực hiện:
III . KẾT LUẬN  
I . ĐẶT VẤN ĐỀ.
     1.  Cơ sở khoa học:
-         Đối với trẻ nhỏ, dồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống hàng ngày.
-         Tuổi ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua cái thời chơi đồ hàng bằng lá cây, bằng dây cuốn của các loại dây leo. Lấy đất nặn để nặn thành nồi, chảo, bát …, lấy rơm hoặc dây len cuốn lại thành hình búp bê…
-         Trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, đặc biệt là trẻ 5 tuổi thích được tự tay tạo ra đồ chơi cho mình. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động.
-         Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Những loại đồ chơi phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu.
-         Việc trẻ tự tay biết làm ra những sản phẩm cho giờ học sẽ giúp trẻ biết trân trọng, giữ gìn, yêu quí đồ dùng, đồ chơi và càng hứng thú khi tham gia vào các tiết học.
2. Cơ sở thực tiễn.
-         Trong thực tế, qua nhiều năm giảng dạy, hàng ngày được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ chơi, tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với những đồ chơi mới lạ, đặc biệt là những đồ chơi mà do tự tay trẻ làm ra. Trong khi đó, những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực sáng tạo trong các hoạt động phát triển nhận thức
-         Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất của Ban giám hiệu nhà trường
-         Trẻ Mẫu giáo lớn có nhận thức cao nên việc dạy học trẻ ở một lứa tuổi đồng đều có sự thuận lợi
Từ những lý do trên, bản thân tôi là một giáo viên trực tiêp giảng dạy, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của bản thân và những người đi trước, dựa vào sách báo… tôi xin đưa ra : “Cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo hấp dẫn trẻ 5-6 tuổi ”
Thầy cô có nhu cầu sử dụng vui lòng liên hệ để có SKKN đầy đủ: 0962261017 (Hoàng)

SKKN mần non: Xây dựng thực đơn đảm bảo lượng Vitamin, sắt, canxi ... cho trẻ ở trường mần non

Sáng kiến gồm các vấn đề sau:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
   I. Lí luận
   II. Thực tế
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
   1.Biện pháp 1. Sử dụng thực phẩm sạch - tươi, rau củ quả theo mùa để lượng vitamin và khoáng chất không bị hao hụt do bảo quản. 5
   2. Biện pháp 2. Sử dụng những thực phẩm giàu Can xi, sắt và Vitamin B1, A vào thực đơn hàng ngày của trẻ. 6
   3. Biện pháp 3. Phối hợp nhiều loại thực phẩm để có nhiều món ăn đa dạng đủ Vitamin và Khoáng chất.
   4. Biện pháp 4. Kết hợp chặt chẽ cùng chị em cấp dưỡng chế biến món ăn đúng kỹ thuật để giữ lượng can xi, sắt, vitamin B1, A ở mức tối đa. 19
      a. Tại sao. 19
      b. Cách chế biến mét sè mãn ¨n tiªu biÓu
C. KẾT QUẢ: 22
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG: 22
   * Bài học kinh nghiệm
   *Phạm vi áp dụng

E. KẾT LUẬN

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

I. LÍ LUẬN:

     Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Muốn có được chủ nhân tương lai của đất nước khỏe mạnh, cần quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi các cháu còn nhỏ tuổi, đặc biệt là các cháu dưới 6 tuổi. Từ nhận thức này, là kế toán trong trường Mầm Non tôi tiếp tục nghiên cứu xây dựng những thực đơn hợp lý, chú trọng đến lượng vitamin và khoáng chất để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường Mầm Non.
     Dinh dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi con người nói chung và đặc biệt đối với trẻ nhỏ nói riêng . Vì trẻ còn bé, sức đề kháng yếu, nếu không có 1 chế độ chăm sóc về dinh dưỡng cần thận, khoa học thì trẻ dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, đau yếu, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này. Vì vậy, ngoài việc xây dựng thực đơn đảm bảo calo và cân đối các chất dinh dưỡng theo chuẩn  ta cần chú ý đưa các loại thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất  trong khẩu phần ăn của trẻ, bởi vì:
- Vitamin B1 có tác dụng giúp cho cơ thể nói chung và trẻ nhỏ nói riêng chuyển hóa thức ăn tốt hơn và quá trình trao đổi chất, tạo ra năng lượng điều hòa thần kinh cơ và tim, ngăn ngừa phù thũng; khi cơ thể thiếu sinh tố này khiến cơ thể bị phù thũng teo cơ, chán ăn khó ngủ và ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng như phản xạ gân xương. Trong cơ thể, B1 tham gia vào nhiều phản ứng chuyển hóa và đặc biệt là chuyển hóa gluxit
- Vitamin A cần thiết cho thị lực của trẻ cũng như sự khỏe mạnh của da và tốt cho hệ miễn dịch. Thiếu Vita min A còn làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa.
- Canxi có vai trò quan trọng trong sự phát triển và là khoáng chất nhiều nhất của cơ thể với 99% tập trung ở xương và răng, 1% còn lại nằm trong máu, mô tế bào. Khi thiếu can xi kéo dài sẽ dẫn đến trẻ bị còi xương, chậm lớn. Nếu hấp thụ đủ can xi trẻ sẽ có khung xương chắc khỏe khi trưởng thành.
- Sắt là 1 yếu tố vi lượng đã được nghiên cứu từ lâu, đây là 1 trong 3 vi chất dinh dưỡng ( vitamin A, Sắt, i ốt) đang được quan tâm vì sự thiếu hụt các vi chất này ở các nước đang phát triển đã và đang trở thành vấn đề có ý nghĩa đến sức khỏe cộng đồng. Mặc dù sự hiện diện trong cơ thể với 1 lượng rất nhỏ nhưng rất cần thiết cho nhiều chức năng sống như chức năng hô hấp, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể... Như vậy sắt cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng đối với trẻ em sắt vô cùng quan trọng vì trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất do nhu cầu tăng cao. Vai trò quan trọng nhất của sắt là cùng với Protein tạo thành huyết sắc tố vận chuyển oxy cho nên thiếu sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng là bệnh phổ biến ở trẻ em. Thiếu sắt còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể: ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: trẻ biếng ăn, kém hấp thu...ảnh hưởng đến hệ thần kinh: mệt mỏi, kích thích rối loạn dẫn truyền thần kinh. Sắt tham gia vào tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, nên thiếu sắt trẻ hay bị ốm đau do hệ thống miễn dịch suy giảm.

II. THỰC TẾ:

     Do bận công việc nên nhiều gia đình chưa chú trọng đến chế độ ăn  cho trẻ đủ chất- khoa học và hợp lí mà chỉ sử dụng các thực phẩm ăn nhanh chế biến sẵn hoặc chủ yếu là thịt, để chế biến các món ăn hàng ngày. Vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dễ nhiễm những chứng bệnh đang có trong xã hội hiện nay. Việc tính  định lượng Calo và tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ của các trường Mầm Non đã đi vào nề nếp và có chất lượng. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng bữa ăn , Phòng Mầm Non Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội đã chỉ đạo các trường tính lượng Can xi, vitamin B1 trong khẩu phần ăn của trẻ. Ngoài ra, chúng tôi còn chú ý đưa  thực phẩm giàu  lượng Sắt và Vitamin A vào bữa ăn của trẻ. Sau đây là những biệp pháp mà trường chúng tôi đã thực hiện và có hiệu quả như sau:
    -  Sử dụng thực phẩm tươi, sạch- theo mùa
- Lựa chọn thực phẩm giàu Canxi, Sắt , Vitamin A và B1 để xây dựng thực đơn
- Phối hợp nhiều loại thực phẩm hàng ngày
- Hạn chế sự hao hụt lượng Vitamin và khoáng chất trong khâu chế biến.
 Việc thực hiện của các trường trong thành phố nói chung cũng đã có nhiều cải tiến chế biến xây dựng thực đơn phối hợp nhiều thực phẩm phong phú có giá trị dinh dưỡng cao, xong sự phối kết hợp giữa xây dựng thực đơn và cải tiến còn chưa được chú trọng và  thực hiện thường xuyên để đảm bảo định lượng cần thiết của Vitamin và khoáng chất. 
Để có đầy đủ SKKN vui lòng liên hệ 0962261017 (Hoàng)