Dàn ý: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự

Đề bài: Kể lại câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như “Lượm” hoặc “Đêm nay bác không ngủ”) theo ngôi kể khác nhau (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba).
a. Mở bài
- Giới thiệu bản thân mình (là ai? – Việc lựa chọn này quyết định đến ngôi kể thứ nhất hay thứ ba)
- Giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể (“Lượm” hay “Đêm nay Bác không ngủ”)
b. Thân bài
      - Nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm)
            + “Lượm”: Trong những ngày cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra ác liệt nhất, hai chú cháu gặp nhau ở Hàng Bè.
            + “Đêm nay Bác không ngủ”: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, tại một khu rừng ở miền biên giới.
      - Nhân vật chính trong câu chuyện: miêu tả một cách cụ thể nhân vật
      - Kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc (dựa vào những sự kiện xảy ra trong bài thơ để chuyển thành văn bản tự sự)
c. Kết bài

            Nêu những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi là người tham gia hoặc chứng kiến câu chuyện.

Dàn ý: Kể cho bố mẹ nghe một chuyến đi lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười, …) mà em đã gặp ở trường.

Đề bài: Kể cho bố mẹ nghe một chuyến đi lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười, …) mà em đã gặp ở trường.
a. Mở bài
- Nêu hoàn cảnh kể câu chuyện cho bố mẹ nghe: sau bữa cơm, mọi người ngồi trò   chuyện …
- Giới thiệu chung về câu chuyện mà mình kể: là loại chuyện gì? (Cảm động hay buồn cười)
b. Thân bài
- Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện em đang kể (bao giờ, ở đâu?)
- Nhân vật trong câu chuyện ấy gồm những ai? Em có tham gia vào câu chuyện ấy không?
- Diễn biến câu chuyện như thế nào? Chuyện có gì làm em cảm động hay buồn cười?
- Kết thúc câu chuyện ấy như thế nào? Em có say nghĩ hay rút ra được bài học gì từ câu chuyện ấy hay không?
- Thái độ, cảm xúc của cha mẹ khi nghe em kể câu chuyện đó (xúc động hay buồn cười theo không? Có khuyên nhủ em điều gì không? …)
c. Kết bài
- Không khí gia đình em khi kể chuyện

- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân

Dàn ý: Hãy nói "không" với các tệ nạn xã hội (Bài viết số 7 đề số 3)

Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn mà chúng ta cần kiên quyết và nhanh chóng bài trừ (như cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh...)
Lưu ý: Bài viết số 7 cần đưa được các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào vài văn.
I. Mở bài:
Nêu khái quát vấn đề để dẫn vào bài (VD: Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội. Và đáng sợ nhất chính là ma tuý, mối nguy hiểm không của riêng ai).
II. Thân bài

1. Giải thích thuật ngữ

- Tệ nạn xã hội: Tế nạn xã hội là những hành vi sai trái,không đúng với chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm,phá vỡ hệ thống xã hội văn minh,tiến bộ,lành mạnh.Các tệ xã hội thường gặp là:tệ nạn ma tuý,mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất,không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.

- Ma tuý: là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.khi ngấm vào cơ thể con ngưòi,nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức,trí tuệ và tâm trạng của người đó,khiến ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng,không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến, bạch phiến, thuốc, lắc … dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống, chích, kẹo…

2. Làm rõ tác hại của ma tuý
a. Đối với cá nhân người nghiện (có thể trình bày theo ba vấn đề: sức khoẻ, tinh thần, thể chất)
- Gây suy giảm hệ miễm dịch, giảm khả năng đề kháng làm cho người bệnh dễ mắc các bệnh khác;
- Ma tuý chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan đặc biệt là HIV/AIDS;
- Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần, không có khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
- Nghiện ma tuý khiến cho con người u mê, tăm tối; từ người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật, từ đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng, từ công dân tốt của xã hội trở thành đối tượng cho luật pháp. Khi đói thuốc, con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác: cướp giật, trộm cắp, giết người…
b. Đối với gia đình
- Làm cho kinh tế gia đình suy sụp
- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình ...
c. Đối với xã hội
- Là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, cướp giật, mại dâm ... làm cho an ninh xã hội bất ổn.
- Làm hao tiền tốn của của quốc gia (do phải phòng chống, lập trại cai nghiện, ...)
- Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang làm mất vẻ mỹ quan, văn minh lịch sự, vật vờ trên những con đường  của xã hội.
- Làm suy giảm giống nòi ...
3. Từ việc nêu và phân tích tác hại cần khẳng định: Phải nói "không" với ma tuý

4. Biện pháp (Sau khi khẳng định nói "không" cần dẫn để nêu lên biện pháp phòng chống ma tuý):
- Có kiến thức về tác hại, cách phòng trách ma tuý, từ đó tuyên truyền cho mọi người về tác hại của nó.
- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.
- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc, triệt để đối với những hành vi tàng trữ, buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.
- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng,không xa lánh,kì thị họ.
- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội ...
III. Kết bài:

 Rút ra kết luận: ma túy kinh khủng là thế nên mỗi chúng ta phải biết tự bảo về mình, tránh xa những tệ nạn xã hội, tránh xa ma túy.

Dàn ý: Em hãy nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

I. Mở bài
      Một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta là lòng biết ơn, biết trân trọng những người đã giúp đở mình. Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”.
 II. Thân bài
   1. Giải thích
      - Ăn quả : sử dụng, thừa hưởng những thành quả, những kết quả trong cuộc sống hiện đại
      - Kẻ trồng cây : là người làm nên những thành quả đó hoặc góp phần đêm lại những thành quả đó
      - Cả câu : nhắc nhở ta phải biết ơn những người đã có công tạo ra các thành quả mà ta đang thừa hưởng
   2. Đánh giá vấn đề (Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây?)
      - Vì phải có người trồng cây mới thu hoạch quả.Trong cuộc sống tất cả những thành quả đều được tạo nên bởi nhiều công sức (dẫn chứng)
      - Vì nhớ “ Kẻ trồng cây ” là lẽ đương nhiên phù hợp với đạo lý sống ở trên đời, khi đã biết thừa hưởng, biết nhận lãnh những thành quả từ công sức của người khác, chúng ta không thể có thái độ vô ơn bội bạc (dẫn chứng)
      => Khẳng định : lòng biết ơn là tình cảm không thể thiếu ở một con người có phẫm chất đạo đức tốt đẹp
 3. Mở rộng vấn đề
      - Ta không chỉ nhớ mà còn phải ra sức đáp đền (giữ gìn và phát huy những thành quả đó)
      - Ta không chỉ ăn quả mà còn phải ra sức trồng cây (sẵn sàng đóng góp công sức để tạo ra những thành quả lao động)
      - Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho chúng ta
      - Câu tục ngữ thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta và là một chân lý mãi mãi có giá trị
      - Cần phê phán thói vô ơn, bạc nghĩa
      - Cần phê phán thói xa hoa, lãng phí

III. Kết bài
-         Nêu suy nghĩ cũa em

Dàn ý: Nêu suy nghĩ của em về câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương ..."

Đề : Nhân dân ta thường khuyên nhau :
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng “
Nêu suy nghĩ của em về câu ca dao trên.
I. Mở bài
      Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Doàn kết là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương trong quan hệ giữa người với người. Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Ngày xưa ông cha ta chú trọng đến vấn đề giáo dục tinh thần đoàn kết, thể hiện qua câu ca dao:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
II. Thân bài
   1. Giải thích
     a. Câu ca dao mượn một hình ảnh đẹp : Nhiễu điều phủ lấy giá gương đề nói đến vấn đề đoàn kết
        - Nghĩa đen: miếng vải nhiễu ( một loại lụa quý dệt từ tơ tằm) màu đỏ, thường được dùng để phủ lên chiếc giá gương cho khỏi bụi
        - Nghĩa bóng: Chỉ sự đùm bọc, che chở, gắn bó khắng khít của đồng bào trong một nước
      b. Câu ca dao khuyên nhủ: người trong một nước phải thương yêu, giúp đỡ nhau, coi nhau như con một nhà 
   2. Khẳng định lời khuyên đó hoàn toàn đúng
      - Xưa nay, người dân cùng sống trong một làng, một huyện, một tỉnh và một nước thường có quan hệ gắn bó nhau về tình cảm và vật chất
      - Bởi vậy nên mỗi người có ý thức thương yêu, đùm bọc những người xung quanh mình, nhất là trong lúc khó khăn hoạn nạn
      - Tình đoàn kết thương yêu giai cấp, giống nồi là cơ sở của lòng yêu mến quê hương, đất nước, đân tộc
    3. Mở rộng vấn đề
      - Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau được thể hiện trong nhận thức và hành động cụ thể : gặp người trong cảnh khó khăn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với tinh thần tương thân tương ái ( dẫn chứng)
      - Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau là nền tảng của đạo lí dân tộc là cơ sở tạo nên sức mạnh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng giàu mạnh
      - Phê phán những thái độ sai trái như ích kỉ, thờ ơ trước nỗi đau của người khác
III. Kết bài
      - Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc ta
      - Chúng ta cần bỏa vệ và không ngừng phát huy truyền thống đó

Dàn ý: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy (cô) giáo buồn


Mở bài:
   Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài để kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.
Thân bài:
1/  Sự việc mở đầu:
- Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.
- Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.
2/ Sự việc diễn biến:
- Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.
- Tôi bị bố mắng: đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.
- Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình.
- Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.
- Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.
- Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.
- Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.
- Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.
- Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.
3/ Sự việc kết thúc:
-  Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.
-  Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.
-  Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.
Kết bài:
- Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.
- Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.

Dàn bài: Trong vai Lạc Long Quân, hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.

0_conrongchautien
1. Mở bài:
Có thể mở bài theo một trong 2 cách sau:
- Mở bài trực tiếp, hóa thân vào nhân vật Lạc Long Quân, tự giới thiệu về mình và kể chuyện: ta là Lạc Long Quân, con trai thần Long Nữ…
- Mở bài gián tiếp, tưởng tượng ra tình huống để người kể hóa thân vào nhân vật Lạc Long Quân và kể lại chuyện: nằm mơ, tưởng tượng…

2. Thân bài:

- Nguồn gốc xuất thân của Lạc Long Quân( Nếu mở bài trực tiếp thì bỏ qua ý này): con trai thần Long Nữ, cai quản vùng Lạc Việt..; bày tỏ suy nghĩ về nguồn gốc của mình: tự hào về nguồn gốc cao quý.
- Tài năng của Lạc Long Quân: được dạy dỗ từ nhỏ, thuộc họ nhà Rồng, có sức khỏe phi thường, nhiều phép lạ.
- Những hành động cao đẹp của Lạc Long Quân:
+ Suy nghĩ trước tình cảnh dân chúng bị yêu quái nhũng nhiễu, phá hoại: ta rất xót thương nhân dân, căm giận bọn yêu quái.
+ Hành động cao đẹp; diệ Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh…
- Chuyện Long Quân gặp Âu Cơ: tình cờ gặp gỡ, cảm nhận của Long Quân về Âu Cơ( xinh đẹp, thùy mị, phúc hậu…)
- Giới thiệu về Âu Cơ: Nguồn gốc: con gái thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc, lí do xuống vùng đất Lạc Việt dạo chơi, đây là vung có nhiều hoa thơm cỏ lạ.
Chi tiết này có thể để Lạc Long Quân giới thiệu hoặc để Âu Cơ nói( Lạc Long quân hỏi, Âu Cơ trả lời)
- Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên, sự kì lạ trong việc sinh nở của Âu Cơ: sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra trăm con, con nào con nấy hồng hào khỏe mạnh; cảm xúc của Lạc Long Quân: ta vô cùng kinh ngạc và vui sướng
- Lạc Long Quân, Âu Cơ cùng đàn con chia nhau cai quản các vùng đất
+ Lí do cuộc li biệt: sự khác nhau về điều kiện sinh sống, tập quán… của 2 giống Rồng-Tiên
+ Lạc Long Quân chia sẻ với Âu Cơ và đàn con những trăn trở của mình, quyết định chia nhau cai quản các vùng đất
+ Cuộc chia li diễn ra ngậm ngùi, da diết
- Long Quân và Âu Cơ cùng các con chia về 2 miền xuôi ngược, xây dựng chính quyền( Nhà nước Văn Lang và các vua Hùng ra đời)

3.Kết bài

- Nếu là mở bài trực tiếp, kết bài cần nêu những suy nghĩ, cảm nhận của Lạc Long Quân: ta tự hào về các con, các cháu của ta đã trưởng thành; nhớ đến nguồn gốc tổ tiên mà biết đoàn kết, yêu thương nhau để cùng xây dựng va bảo vệ lãnh thổ…
- Nếu là mở bài gián tiếp, người kể rời khỏi giấc mơ và bày tỏ suy nghĩ của mình, rút ra bài học cần thiết: tự hào về nguồn gốc, cả dân tộc cùng chung nhau 2 tiếng “đồng bào” thiêng liêng nên cần biết đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.

Dàn ý: Phân tích bài thơ Bài thơ về tiệu đội xe không kínhcủa Phạm Tiến Duật

Đề : Phân tích bài thơ Bài thơ về tiệu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Từ đó, em hãy phát biểu suy nghĩ của mình về sự kế thừa của tuổi trẻ hôm nay với tuổi trẻ cha anh.
Dàn bài
A. Mở bài
  - Trong những năm tháng gay go, quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ  cứu nước, từ tuyến đường Trường Sơn đầy bom rơi đạn nổ, nhà thơ Phạm Tuyến Duật đồng thời cũng là anh bộ đội đã viết những bài thơ ca ngợi  người lính trên chiến trường với một phong cách thơ riêng biệt, độc đáo. Thơ của anh đã được đánh giá cao.
 - Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Trích trong tập Vầng trăng-Quầng lửa) là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính và sự kế thừa của biết bao thế hệ...
 B. Thân bài
*. Phân tích bài thơ
1. Hình tượng thơ gắn liền với cái đẹp, vẻ chau chuốt sự kì vĩ đi cùng năm tháng đó chính là hình ảnh những chiếc xe không kính…
- Bình thường, những chiếc xe không kính không thể gọi là cái đẹp. ấy thế mà tác giả đã lấy hình tượng đó làm cảm hứng xuyên suốt của bài thơ. Hình tượng độc đáo nhưng hợp lý này đã có tác dụng gây ấn tượng mạnh, là cơ sở để làm nổi bật phẩm chất dũng cảm, sự lạc quan và quyết tâm dành chiến thắng của anh lính lái xe thời chống Mĩ.
- Hình tượng những chiếc “xe không kính” đã gợi lên những nguy hiểm cận kề. Những “ bom giật, bom rung” làm vỡ kính xe. Sự hi sinh, cái chết đã ở đâu đó, rất gần những người lính.
     Lời thơ bình dị:
            “ Không kính không phải vì xe không có kính
               Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi…”
- Hình tượng những chiếc xe không kính cũng đã góp phần cụ thể hóa những khó khăn gian khổ mà anh bộ đội lái xe phải chịu đựng:
         “Không có kính, ừ thì có bụi,
           Bụi phun tóc trắng như người già.
           Không có kính, ừ thì ướt áo,
           Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời”.
   Hoàn cảnh chiến trường khó khăn, cái chết là những thử thách lớn với những người lái xe trên con đường Trường Sơn khói lửa.
- Điệp ngữ “ không có kính” ở đầu các khổ thơ vừa có tác dụng nhấn mạnh cho ta cảm nhận được gian khổ, hiểm nguy sự khốc liệt của hiện thực cuộc chiến đối với người lính Trường Sơn vừa khắc họa được nét tiêu biểu của con người Việt Nam, dù thiếu thốn, khó khăn vẫn kiên cường chiến đấu.
2. Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn:
- Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm , bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu vì miền Nam.
- Trong bom đạn khốc liệt của chiến tranh, anh chiến sĩ vẫn dữ vững tư thế hiên nghang hướng về phía trước, thực hiện khẩu hiệu: “tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Câu thơ chuyển giai điệu, thanh thản, tự tin:
         “ Ung dung buồng lái ta ngồi
            Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.
 - Những từ ngữ chọn lọc “ung dung”, “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” thể hiện tư thế, phong cách anh bộ đội lái xe trên đường ra trận.
- Tư thế hiên ngang, lòng tự tin của anh bộ đội còn được biệu lộ ở chỗ bất chấp “ bom giật, bom rung” của kẻ thù, vẫn cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, của đất nước, những nét đẹp lãng mạng, mặc dù cái chết còn lẩn quẩn, rình rập đâu đó quanh anh. Hình ảnh thơ đẹp, mạnh mẽ:
           “ Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
              Như sa, như ùa vào buồng lái”.
- Những thiếu thốn,khó khăn vật chất lại càng không ngăn được con đường anh đi tới:
             “ Không có kính, ừ thì có bụi”;
             “ Không có kính, ừ thì ướt áo”
    Câu thơ mộc mạc như một lời nói thường ngày đầy dí dỏm, tinh nghịch: “ừ thì có bụi”, “ ừ thì ướt áo” đã giúp ta hiểu thêm về người lính trước những khó khăn gian khổ . Có khó khăn nhưng nào đáng kể gì! Có sao đâu, anh chấp nhận tất cả.
- Cách giải quyết khó khăn của anh cũng thật bất ngờ, thú vị:
             “Chưa cần rửa, phì phèo châm điêu thuốc
               Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”;
              “ Chưa cần thay ,lái trăm cây số nữa
                Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”
- Ngôn ngữ bình dị, âm điệu vui thể hiện niềm lạc quan yêu đời của tuổi trẻ sống có lý tưởng.
- Tư thế hiên nghang, lòng dũng cảm đã làm nên sức mạnh của anh bộ đội. Sức mạnh ấy còn được nhân lên gấp bội vì cạnh anh còn có cả tập thể anh hùng. Từ trong bom đạn hiểm nguy, “tiểu đội xe không kính” được hình thành, bao gồm những con người từ bốn phương chung lý tưởng, gặp nhau thành bạn bè.
              “ Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
                 Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”.
     Các anh đã cùng chung niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ, của tình đồng đội, tình đồng chí. - Hình ảnh sinh hoạt ấm tình đồng đội:
              “ Chung bát đũa nghĩa là gia đình
                 Võng mắc chông chênh đường xe chạy”.
      Những câu thơ này như tái hiện được những âm điệu vui tươi của bài hát `          “ Năm anh em trên một chiếc xe tăng”. Tuy mỗi người một tính nhưng ta chung một lòng”.
- Đọc những câu thơ tiếp theo, ta thấy rõ khó khăn gian khổ càng nhiều hơn chiến tranh càng ác liệt hơn:
                “ Không có kính, rồi xe không có đèn
                   Không có mui xe, thùng xe có nước”.
- Nhưng dù khó khăn ác liệt đến mấy, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của anh bộ đội vẫn không hề lay chuyển: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Hình ảnh tượng  “Chỉ cần trong xe có một trái tim” của bài thơ đã nêu bật được lòng yêu nước và ý chí quyết tâm dành chiến thắng của các anh...
     * Đánh giá chung về sự suy ngẫm liên tưởng đến thế hệ trẻ hôm nay và thế hệ cha ông đi trước.
- Bài thơ thành công trong việc khắc họa hình ảnh những anh bộ đội lái xe trên  tuyến đường Trường Sơn đầy gay go, thử thách, một lực lượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống  Mĩ cứu nước. Họ là hình ảnh “Nhân dân ta rất anh hùng”.
- Âm điệu trẻ chung, vui tươi, lời thơ gần với những lời nói trong sinh hoạt thường này và cách xây dựng hình tượng thơ độc đáo đã thể hiện phong cách thơ riêng của Phạm Tiến Duật.
III.Kết bài- Khẳng định giá trị bài thơ về mặt nột dung về mặt nội dung, nghệ thuật