Chuyên đề lịch sử: Phát huy tính tích cực và tư duy cho HS trong dạy học lịch sử THCS

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
           Theo tôi mọi người trong cuộc sống cần phải hiểu biết về kiến thức lịch sử, như hiểu về tổ tông và cội nguồn của mình. Chính vì lẻ đó Bác Hồ kính yêu của chúng mình đã mở đầu lịch sử Việt Nam bằng hai câu thơ:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Thật vậy lịch sử chính là cội nguồn của dân tộc, nó là con thuyền quá khứ đưa ta đến bến bờ hiện tại và tương lai tươi sáng. Chúng ta ngược dòng thời gian trở về quá khứ hào hùng của dân tộc, ngay từ thuở ban đầu dựng nước và giữ nước, bằng sức chiến đấu kiên cường và ý chí bền bỉ của dân tộc ta đã lập nên chién công hiển hách phá tan mọi âm mưu mọi xâm lược của ngoại ban, xây dựng và bồi đắp nên một nền văn hóa rực rỡ. Do đó là con dân của một dân tộc anh hùng thì việc mỗi người cần phải hiểu biết về kiến thức lịch sử là vô cùng quan trọng. Vì vậy nhà trường phổ thông chịu trách nhiệm cùng với xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, giúp các em có những hiểu biết về quá khứ, truyền thống của dân tộc, tự hào về thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với sự phát triển hợp qui luật của tương lai.
Qua thực tế tìm hiểu tôi được biết môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay bị xem là môn phụ. Từ đó các em xem nhẹ ít quan tâm cho nên làm hạn chế đến sự tiếp thu kiến thức lịch sử.
Cuộc khảo sát chất lượng đầu năm học: 2011-20012 kết quả như sau:
         Tổng số có 73 học sinh:                                                                                
            - Loại giỏi có 03 em.
            - Loại khá có 09 em.
                       
- Loại trung bình có 50 em.
            - Loại yếu còn 11 em.
Đi sâu vào tìm hiểu tôi rút ra những nguyên nhân dẫn đến học yếu môn lịch sử ở học sinh hiện nay là:
- Đa số các em có quan niệm và thực hiện một cách sai trái trong việc “thu gọn” cách học tập lịch sử, chỉ biết và nhớ (học thuộc lòng sự kiện) do đó một thời gian sau quên mất kiến thức.
- Mặt khác ngày nay các trường phổ thông hầu như vẫn còn dạy theo phương pháp truyền thống, đó là thầy đọc trò chép, ghi nhớ thuộc lòng một cách máy móc, hệ quả tất yếu là giảm sút chất lượng bộ môn dẫn đến một số em nhớ sai, lầm lẩn kiến thức lịch sử.
- Học lịch sử cũng như học các môn khác cần phải có trí nhớ, xong nhớ không phải là mục đích của học lịch sử, mà chủ yếu là phải hiểu, phải phát huy tính tích cực và sáng tạo. Đó là vấn đề làm tôi luôn trăn trở lo lắng về phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
- Trên cơ sở xác định việc trang bị kiến thức lịch sử cho học sinh là cần thiết nên tôi bắt tay vào việc nghiên cứu và chọn đề tài vừa với khả năng của mình, mà bấy lâu nay tôi hằng ôm ấp đó là “phát huy tính tích cực và tư duy cho học sinh trong viêc dạy học lịch sử ở trường THCS”.