I. Mở bài
Một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta là lòng biết ơn, biết trân trọng những người đã giúp đở mình. Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Ăn quả : sử dụng, thừa hưởng những thành quả, những kết quả trong cuộc sống hiện đại
- Kẻ trồng cây : là người làm nên những thành quả đó hoặc góp phần đêm lại những thành quả đó
- Cả câu : nhắc nhở ta phải biết ơn những người đã có công tạo ra các thành quả mà ta đang thừa hưởng
2. Đánh giá vấn đề (Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây?)
- Vì phải có người trồng cây mới thu hoạch quả.Trong cuộc sống tất cả những thành quả đều được tạo nên bởi nhiều công sức (dẫn chứng)
- Vì nhớ “ Kẻ trồng cây ” là lẽ đương nhiên phù hợp với đạo lý sống ở trên đời, khi đã biết thừa hưởng, biết nhận lãnh những thành quả từ công sức của người khác, chúng ta không thể có thái độ vô ơn bội bạc (dẫn chứng)
=> Khẳng định : lòng biết ơn là tình cảm không thể thiếu ở một con người có phẫm chất đạo đức tốt đẹp
3. Mở rộng vấn đề
- Ta không chỉ nhớ mà còn phải ra sức đáp đền (giữ gìn và phát huy những thành quả đó)
- Ta không chỉ ăn quả mà còn phải ra sức trồng cây (sẵn sàng đóng góp công sức để tạo ra những thành quả lao động)
- Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta và là một chân lý mãi mãi có giá trị
- Cần phê phán thói vô ơn, bạc nghĩa
- Cần phê phán thói xa hoa, lãng phí
III. Kết bài
- Nêu suy nghĩ cũa em
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóahauy quá
Trả lờiXóa