A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
III.
Các hình thức thực hiện
1. Hình thức trong
tiết học
2. Các hình thức
ngoài tiết học
2.1. Thông qua
dạo chơi
2.2. Hoạt động góc
2.3. Giờ ăn
2.4. Hoạt động chiều
3. Kết hợp với
phụ huynh
4. Sưu tầm,
sáng tạo một số trò chơi giáo dục dinh dưỡng - VSATTP
IV. Kết quả
đạt được
C- KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết luận
2. Bài học kinh nghiệm
3. Kiến nghị
Ta thường nói:
“
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”
Trẻ là tương lai của đất bước, là mối
quan tâm chung của toàn xã hội và cũng là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, hạnh
phúc của mọi gia đình.
Thật
vậy, có được một đứa trẻ thông minh, khỏe mạnh là niềm mong ước của tất cả mọi
người. Để đạt được mong ước ấy thì những người làm cộng tác Giáo Dục Mầm Non phải
thực hiện một quá trình chăm sóc – giáo dục hết sức công phu. Trong quá trình
đó, có rất nhiều điều khiến chúng ta băn khoăn, trăn trở. Làm thế nào để có được
một đứa trẻ thông minh – khỏe mạnh? Chăm sóc – giáo dục trẻ thế nào cho tốt? Phải
làm gì để trẻ phát triển toàn diện vệ thể chất – nhận thức - ngôn ngữ - thẩm mĩ
– quan hệ tình cảm xã hội? Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy muốn có được
một đứa trẻ phát triển toàn diện thì điều đầu tiên cần nói đến đó là “sức khỏe”.
Có sức khỏe là tất cả - không sức khỏe là không có gì. Vì vậy trẻ em cần phải
được cung cấp đấy đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ.
Trẻ em lứa tuổi mầm non còn nhỏ, cơ thể còn
non nớt nên trẻ phụ thuộc nhiều vào người lớn và đặc biệt cần sự giúp đỡ của họ.
Nhà giáo dục giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ, tạo cơ hội
và cơ may cho trẻ cho cuộc sống hiện đại và tương lai. Giáo dục mầm non phát
triển nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non, xây dựng một nền móng vững chắc ban
đầu cho sự phát triển cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ cho trẻ mầm non. Đặt
cơ sở nền tảng hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Ở các
trường mầm non đã thực hiện rất nhiều chuyên đề , chuyên đề giáo dục dinh dưỡng
– vệ sinh an toàn thực phẩm đã triển khai và góp phần to lớn trong việc nâng
cao kiến thức dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tới trẻ, tới giáo viên, tới
phụ huynh học sinh. Là giáo viên mầm non khi đã nhận thức được tầm quan trọng của
giá trị dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi thấy mình cần phải có nhiệm
vụ tuyên truyền rộng rãi giáo dục dinh dưỡng tới mọi người, đặc biệt đối với trẻ
ngay ở độ tuổi mầm non.
Việc đưa giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an
toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một
việc làm rất cần thiết, tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh
an toàn thực phẩm cho trẻ từ tuổi mầm non đến tuổi học đường.
Vậy mỗi chúng ta hiểu như thế nào về giáo
dục dinh dưỡng ? Giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch đến tình cảm, lý trí con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và
hành động để đi đến tự giác, chăm lo vấn đề ăn uống và sức khoẻ cá nhân, tập thể
cộng đồng. Nhưng để đưa giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm vào dạy
trẻ ở lứa tuổi mầm non thì người giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc
truyền tải kiến thức tới trẻ nên sự hiểu biết về giá trị dinh dưỡng và vệ sinh
an toàn thực phẩm của trẻ còn nhiều hạn chế. Vì giáo dục dinh dư và vệ sinh an toàn thực phẩm lại không phải là
một môn học riêng lẻ mà phải lồng ghép tích hợp trong các môn học khác và các
hoạt động khác nhau.
Bên cạnh đó, đặc thù trẻ ở lứa tuổi mầm
non là học mà chơi, chơi mà học, học phải có đồ dùng trực quan quan sát thì trẻ
mới có thể khắc sâu. Vậy việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ quả thật là rất khó
và trừu tượng. Nên không thể truyền tải
trực tiếp được mà phải thông qua các hoạt
động để giúp trẻ
lĩnh hội được những kiến thức về giá trị dinh dưỡng .
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề
tài “
Một số hình thức giúp trẻ 4-5 tuổi hiểu
về giá trị dinh dưỡng và VSATTP thông qua các hoạt động”.
Để có đầy đủ SKKN vui lòng liên hệ 0962261017 (Hoàng)