I . ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học
2. Cơ sở thực tiễn.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Đặc điểm tình hình
a. Thuận lợi
b. Hạn
chế
2. Cách làm một số đồ dùng, đồ chơi
2.1. Những con rối ngộ nghĩnh
2.2. Làm những cây hoa to
2.3. Hoa giấy
2.4.
Bảng gài
2.5. Búp bê ngộ
nghĩnh
2.6. Con sâu
2.7. Chú ếch tinh nghịch
2.8. Làm thú nhồi từ găng tay
2.9. Những chú hề
2.10. Bộ đồ chơi lật ảnh
2.11. Học cụ âm nhạc
2.12. Sa bàn nổi 3D
3. Kết quả thực hiện:
III . KẾT LUẬN
I . ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở khoa học:
-
Đối
với trẻ nhỏ, dồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc
sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống hàng ngày.
-
Tuổi
ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua cái thời chơi đồ hàng bằng lá
cây, bằng dây cuốn của các loại dây leo. Lấy đất nặn để nặn thành nồi, chảo,
bát …, lấy rơm hoặc dây len cuốn lại thành hình búp bê…
-
Trẻ
mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, đặc biệt là trẻ 5 tuổi thích được tự
tay tạo ra đồ chơi cho mình. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo
viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung
bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động.
-
Ngày
nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi
cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ
ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại
đối với trẻ em. Những loại đồ chơi phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang
tính giáo dục càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích được
tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu.
-
Việc trẻ tự tay biết làm ra những sản phẩm cho giờ học sẽ giúp trẻ
biết trân trọng, giữ gìn, yêu quí đồ dùng, đồ chơi và càng hứng thú khi tham
gia vào các tiết học.
2. Cơ sở thực tiễn.
-
Trong
thực tế, qua nhiều năm giảng dạy, hàng ngày được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ
chơi, tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với những đồ chơi mới
lạ, đặc biệt là những đồ chơi mà do tự tay trẻ làm ra. Trong khi đó, những đồ
chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn chế về số lượng và ít được
thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực sáng tạo trong các
hoạt động phát triển nhận thức
-
Được
sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất của Ban giám hiệu nhà
trường
-
Trẻ
Mẫu giáo lớn có nhận thức cao nên việc dạy học trẻ ở một lứa tuổi đồng đều có
sự thuận lợi
Từ những lý do trên, bản thân tôi là một
giáo viên trực tiêp giảng dạy, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của bản thân và những
người đi trước, dựa vào sách báo… tôi xin đưa ra : “Cách làm đồ dùng đồ chơi
tự tạo hấp dẫn trẻ 5-6 tuổi ”
Thầy cô có nhu cầu sử dụng vui lòng liên hệ để có SKKN đầy đủ: 0962261017 (Hoàng)