SSKN Vật lí. Sử dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài toán tĩnh điện trong chương trình bồi dưỡng HSG

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Để nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy, các nhà giáo dục luôn tìm cách nghiên cứu, áp dụng, đổi mới phương pháp giảng dạy. Hiện nay, nhiều phương pháp dạy học nói chung và vật lý nói riêng mang lại hiệu quả cao như: phương pháp thực nghiệm, phương pháp tương tự hóa, phương pháp mô phỏng, phương pháp đồ thị...
Phương pháp mô hình là một trong những phương pháp nhận thức khoa học được vận dụng vào trong dạy học ở hầu hết các môn học, đặc biệt là trong giảng dạy và nghiên cứu vật lý. Nó thể hiện trước hết ở tính sâu sắc, tính hệ thống của các kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát hiện những mối liên hệ giữa các hệ thống khác nhau ở các phần khác nhau của vật lí. Nội dung cơ bản của phương pháp mô hình là dựa trên các tính chất khác nhau liên quan đến tính đồng dạng vật lí của các hiện tượng. Ta có thể thay thế những bài toán khó, phức tạp bằng các bài toán gắn với những hiện tượng đơn giản hơn, đã biết dựa vào tính đồng dạng của chúng. Ảnh điện là một ví dụ cụ thể của phương pháp mô hình áp dụng trong vật lý nhằm giải quyết một số bài toán về tĩnh điện phức tạp.
Trong một số bài toán về tĩnh điện, chẳng hạn như những vấn đề liên quan đến tương tác giữa điện tích với mặt phẳng dẫn điện, giữa điện tích với quả cầu..., nếu giải bằng phương pháp thông thường là rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp ảnh điện sẽ giải quyết bài toán đơn giản hơn.
Đối với các bài toán khó về tĩnh điện trong phạm vi bồi dưỡng học sinh giỏi, phương pháp ảnh điện là cần thiết và không thể thiếu. Phương pháp ảnh điện được vận dụng để giải cả một hệ thống các bài tập liên quan chứ không riêng một hay hai bài tập đơn lẽ. Vì tính chất quan trọng của phương pháp ảnh điện, tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng phương pháp ảnh điện để giải một số bài toán tĩnh điện trong chương trình bồi dưỡng HSG”. Đề tài có thể giúp tôi hoàn thiện chuyên đề bồi dưỡng của mình, nâng cao năng lực tư duy giải toán cho học sinh, là tài liệu hữu ích cho học sinh và các giáo viên đồng nghiệp tham khảo.


II. Mục tiêu đề tài
        + Giới thiệu nội dung, cơ sở lý thuyết của phương pháp ảnh điện.
        + Ứng dụng phương pháp ảnh điện để giải các bài tập tĩnh điện.
        + Xây dựng, phân loại hệ thống bài tập theo các chuyên đề riêng từ cơ bản đến chuyên sâu giúp cho quá trình dạy cũng như học được thuận lợi.
        III. Phạm vi nghiên cứu
        Đề tài tập trung khảo sát các tính chất điện của điện tích điểm và của vật dẫn, các vấn đề liên quan như: điện trường, mật độ điện tích, lưỡng cực điện...
        IV.  Phương pháp nghiên cứu
        + Phương pháp mô hình
        + Phương pháp hệ thống, khái quát
        V. Bố cục đề tài
        Bố cục đề tài ngoài ba phần chính là phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận còn có mục lục và tài liệu tham khảo.
        Phần nội dung có hai chương:
        + Chương I: Cơ sở lý thuyết của phương pháp ảnh điện.

        + Chương II: Áp dụng phương pháp ảnh điện để giải các bài toán tĩnh điện.
Để có đầy đủ SKKN vui lòng liên hệ 0962261017 (Hoàng)

SKKK Ngữ văn 10. Giảng dạy văn bản nghị luận trong Ngữ văn 10

I. Lý do chọn đề tài:

1.  Chương trình Ngữ Văn lớp 10 đến nay đã trải qua 5 năm thực hiện đổi mới sách giáo khoa của Bộ Giáo dục Đào tạo. Bên cạnh việc lựa chọn các tác phẩm văn học mang tính hình tượng, sử dụng hư cấu với một số thể loại chính như: thơ, truyện, tiểu thuyết (gọi chung là văn bản nghệ thuật) là việc sử dụng tác phẩm văn học không hư cấu được viết bằng nhiều thể loại khác nhau theo mỗi giai đoạn như: nghị luận, sử kí, văn tế, phú, dân ca lịch sử,…Nếu như chương trình sách giáo khoa trước đây ít chú ý thể loại văn nghị luận (giảng văn nghị luận) thì chương trình mới xuất hiện khá nhiều loại này. Như vậy, vấn đề thể loại văn học được mở rộng phạm vi, giáo viên và học sinh có điều kiện bao quát về hệ thống thể loại văn học trong nhà trường. Đáng lưu ý nhất là thể loại văn nghị luận, việc giảng dạy và tiếp nhận các tác phẩm thể loại này chưa được chú ý đúng mức.
2.  Việc dạy và học văn bản nghị luận gặp nhiều khó khăn bởi các lí do sau:
-                 Mục đích của văn bản nghị luận: phát ngôn cho một tư tưởng, một quan điểm, một chủ trương, một lập trường xã hội nhất định. Vì thế, nội dung thường là các vấn đề có tính chất thời sự, chính trị, văn hoá, quốc gia, dân tộc, lịch sử,… tương đối rộng với tầm hiểu biết phổ biến của học sinh.
-                 Hình thức: thường sử dụng hệ thống lập luận chặt chẽ, nhiều lí lẽ, đa dạng về phương thức biểu hiện và các phương tiện nghệ thuật.
-                 Đặc điểm: khô khan, ít phù hợp với tâm lí và nhận thức của học sinh; ít tính văn chương, khó đi vào cảm xúc của người đọc; ý tưởng thâm thuý khó nắm bắt,…
-                 Nguồn tư liệu bổ trợ khan hiếm.
3.  Xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt mỗi cá nhân trước nhiều thách thức mới, nhất là các vấn đề chính trị xã hội. Việc tiếp nhận các văn bản nghị luận trong nhà trường góp phần không nhỏ trong việc hình thành hệ thống quan điểm, tư tưởng cho thế hệ trẻ trong việc xử lí các vấn đề đặt ra của cuộc sống một cách đúng đắn, vừa phù hợp với tinh thần thời đại mới, vừa đảm bảo tinh thần quốc gia, dân tộc.
Trong khi đó, những văn bản nghị luận lại được giảng dạy và tiếp nhận với tư cách là tác phẩm văn học, vì thế, cái khó của người dạy là vừa đảm bảo tính khách quan của tác phẩm, vừa truyền lại những rung cảm của văn bản với tư cách là một sáng tạo nghệ thuật thật sự. Chính vì tầm quan trọng của thể loại, sự khó khăn của giáo viên khi giảng dạy, tôi xin được đề xuất một vài kinh nghiệm có tính chất cá nhân góp phần đổi mới hướng nghiên cứu và giảng dạy môn Văn trong nhà trường qua đề tài: “Kinh nghiệm giảng dạy những văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn lớp10”.
II. Thực trạng
1. Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn 10: chiếm khối lượng khá nhiều (có bảng thống kê cụ thể trong SKKN)
Đối với việc dạy học Văn ở các cấp học nói chung và ở trường học phổ thông nói riêng, việc làm sao để đảm bảo được nội dung kiến thức bài học mà đồng thời học sinh lại phải chủ động chiếm lĩnh kiến thức bài học theo yêu cầu đổi mới về phương pháp hiện nay quả thật là điều không dễ thực hiện. Văn học là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật, vì vậy việc dạy văn đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng nhiều kĩ năng, trong đó không chỉ là kiến thức mà đòi hỏi cả sự sáng tạo, linh hoạt của người giáo viên ở mỗi bài dạy cụ thể. Sự chuẩn bị kĩ càng cho việc lên lớp của người giáo viên từ khâu chuẩn bị - tức là phần thiết kế bài dạy - là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào hiệu quả của tiết học, đặc biệt là với những tiết học đọc văn, trong đó có những văn bản nghị luận.
2. Kết quả khảo sát và những nhược điểm còn tồn tại trong dạy và học:
Trước thực tế đó, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía học sinh. Cụ thể, tôi đã phát câu hỏi cho 407 học sinh lớp 10 của trường để các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình khi tiếp cận các văn bản nghị luận. Nội dung câu hỏi là: Em có cảm nhận như thế nào khi học những văn bản nghị luận?
Kết quả :
+ 78,62% học sinh trả lời: Văn bản nghị luận có ý nghĩa, thực tế nhưng đa phần dài, khô khan, khó nhớ nên không thích học bằng các văn bản thuộc thể loại khác.
+ 14,99% học sinh trả lời: có thích học nhưng chưa thật sự hiểu.
+ 6,39% học sinh trả lời: không hiểu gì, không thích học.
          Kết quả trên cho thấy, phần đa học sinh không thích học văn bản thuộc thể loại nghị luận. Tuy nhiên, có đến 78,62% học sinh nhận ra ý nghĩa của văn bản nghị luận,  nghĩa là nguyên nhân các em không thích học các văn bản này là do chưa thực sự hứng thú với giờ học mà thôi.
Từ thực trạng trên, cộng với kinh nghiệm giảng dạy cá nhân, tôi nhận thấy trong dạy và học văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 còn tồn tại những nhược điểm sau:
-         Phía người dạy:
+          Tâm lí: ít hứng thú, chưa coi trọng, giờ dạy ít hào hứng.
+          Cách truyền đạt: chú ý tính nội dung văn bản nhiều hơn tính nghệ thuật, vì thế, giờ dạy thiên về lí trí hơn việc biểu đạt những xúc cảm thẩm mĩ.
+          Kết quả: nghiêng về những thông tin, dư âm của những rung cảm thẩm mĩ hạn chế.
-         Phía người học:
+          Tâm lí tiếp nhận: nghiêng về tìm hiểu những thông tin hơn là việc biểu lộ cảm xúc.
+          Cách tiếp nhận: nghiêng về mặt xã hội, chính trị.
+          Kết quả: giờ học tác phẩm thành giờ tìm hiểu lịch sử.
Với khối lượng văn bản khá nhiều và thực tế dạy - học nêu trên, tôi đề xuất một số giải pháp bước đầu mà bản thân thấy có hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
II. Nội dung đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu. Ở Trung Hoa, văn nghị luận có từ thời Khổng Tử (551- 479TCN). Ở Việt Nam, văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Có thể kể từ Chiếu dời đô(1010) của Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ), Hịch tướng sĩ (1285) của Trần Quốc Tuấn cho đến Bình Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi; từ bài Tựa Trích diễm thi tập (1497) của Hoàng Đức Lương, Chiếu cầu hiền (1788) của Ngô Thì Nhậm đến bản điều trần Xin lập khoa luật (1867) của Nguyễn Trường Tộ; Chiếu Cần Vương (1885) đến Hịch đánh Pháp sau này…
Có thể nói trong suốt trường kì lịch sử dân tộc, văn nghị luận là một thể văn phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, ý chí và khát vọng của cả một dân tộc. Do đó, văn nghị luận ngày càng phát triển mạnh mẽ, càng trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Nội dung và cấu trúc của một văn bản nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: Vấn đề cần nghị luận (còn gọi là luận đề), luận điểm, luận cứlập luận (còn gọi là luận chứng). Như vậy, do văn nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lí lẽ và lập luận nên hệ thống các luận điểm hết sức chặt chẽ và luận cứ cũng phải xác đáng. Cho nên khi dạy loại văn bản này, người dạy nhất thiết bao giờ cũng phải khai thác hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lập luận của văn bản. Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần khai thác các hệ thống luận điểm như lâu nay chúng ta vẫn làm thì bài học trở nên khô khan, khó gợi được hứng thú tích cực cho học sinh. Vì vậy trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, tôi xin được đề xuất một số giải pháp mang tính bổ trợ để những giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận thêm sinh động.
2. Giải pháp thức hiện:
2.1. Xuất phát từ đặc trưng phong cách thể loại mà triển khai văn bản trên các phương diện: đề tài, chủ đề (mục đích), hình thức, nội dung, ý nghĩa,… Thể loại nghị luận (tức văn chính luận) có các đặc điểm cơ bản sau đây:
2.1.1. Khái niệm:
Phong cách (PC) ngôn ngữ chính luận là PC được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội. Ðây là khái niệm ít nhiều mang tính truyền thống và việc phân giới giữa phong cách này với PC ngôn ngữ khoa học, PC ngôn ngữ báo chí vẫn còn một số quan niệm chưa thống nhất. 
Để có đầy đủ SKKN ngữ văn 10 vui lòng liên hệ 0962261017 (gặp Hoàng)

SKKN Lịch sử 8. Biện pháp giúp HS học tốt Lịch sử lớp 8

1. Lí do chọn đề tài
          Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng, nó cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển của xã hội loài người và lịch sử dân tộc. Trên cơ sở đó giáo dục, khơi dậy những tình cảm, tư tưởng, đạo đức làm chuẩn mực cho mọi hành vi trong cuộc sống, góp phần phát triển toàn diện học sinh.
Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay, việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn đang là mối quan tâm hàng đầu. Riêng với bộ môn lịch sử, người giáo viên cũng không ngừng tìm kiếm, vận dụng các biện pháp để phát huy vai trò chủ thể của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong quá trình dạy học lịch sử lớp 8 tại Trường THCS Lạc Hoà tôi đã cố gắng đi sâu vào tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của quá trình dạy – học để có biện pháp khắc phục cũng như tìm tòi, vận dụng nhiều biện pháp khác nhau vào việc hướng dẫn học sinh khám phá những tri thức mới. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử.


   Cơ sở lí luận
          Mục đích của việc dạy học lịch sử  ở trường là người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những kết quả của quá khứ, biết và ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu được lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự kiện. Trong phát triển tư duy của học sinh việc sử dụng các thao tác lô - gic có ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường giáo viên sử dụng các thao tác chủ yếu như so sánh để tìm ra sự giống nhau và khác nhau về bản chất các sự kiện, phân tích và tổng hợp  (giúp học sinh khái quát các sự kiện), quy nạp, diễn dịch... Để thực hiện những  thao tác như vậy có thể dùng nhiều cách, nhiều phương tiện khác nhau (đồ dùng trực quan, tài liệu giải thích ....). Song như vậy chưa đủ nên giáo viên cần vận dụng nhiều biện pháp khác như nắm vững khái niệm, liên hệ kiến thức cũ, nêu vấn đề, ... để giúp học sinh nắm vững nội dung bài học.
   Cơ sở thực tiễn
           Ở tr­ường THCS Lạc Hoà, đa số học sinh còn ngại và ch­ưa có sự say mê môn học lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tư­ợng, nhân vật lịch sử ... còn phần hạn chế. Thực tế đó đặt ra một vấn đề là người giáo viên phải làm sao giúp học sinh hứng thú, hiểu, nhớ nội dung bài học.
          Trong quá trình dạy học lịch sử lớp 8 tôi thấy một vấn đề đặt ra là các khái niệm mới rất nhiều. Nắm được khái niệm sẽ góp phần hiểu và nhớ nội dung. Hiện nay, trong học tập, đa số học sinh còn thụ động, mà yêu cầu mới đòi hỏi các em phải là chủ thể của hoạt động học nên giáo viên cần hướng các em hoạt động nhiều hơn nên dạy học “nêu vấn đề” là quan trọng.
          Trên cơ sở đó, để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, bản thân tôi mạnh dạn trình bày: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần Lịch sử thế giới trong chương trình Lịch sử lớp 8 tại Trường THCS Lạc Hoà.
          Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt  hơn, học sinh  tích cực, chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là lí do tôi chọn đề  tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
          Khi chọn hướng nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần Lịch sử thế giới trong chương trình Lịch sử lớp 8 tại Trường THCS …” với mục đích giúp học sinh nhớ, hiểu nội dung bài học. Qua đó yêu thích môn học để từ đó phát huy hơn nữa vai trò trung tâm của học sinh. Đồng thời giúp các em rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá một sự kiện lịch sử. Ngoài ra với mục đích để  trao đổi với đồng nghiệp để cùng nhau bổ khuyết, xây dựng cho giải pháp càng hoàn thiện hơn trong quá trình áp dụng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
       Đối với đề tài sáng kiến này tôi chỉ tập trung trình bày hai vấn đề:
          - Giúp học sinh nắm vững khái niệm;
          - Dạy học nêu vấn đề.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Sáng kiến kinh nghiệm này được vận dụng vào thực tế giảng dạy ở ba lớp 8A1, 8A2,, 8A3 thuộc trường THCS Lạc Hoà.

    Trong sáng kiến này các ví dụ chủ yếu lấy từ các bài thuộc phần Lịch sử thế giới cận đại.
Để có đầy đủ SKKN vui lòng liên hệ 0962261017 (gặp Dũng)