1. Lí do chọn đề tài
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có
vai trò rất quan trọng, nó cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về
lịch sử phát triển của xã hội loài người và lịch sử dân tộc. Trên cơ sở đó giáo
dục, khơi dậy những tình cảm, tư tưởng, đạo đức làm chuẩn mực cho mọi hành vi trong
cuộc sống, góp phần phát triển toàn diện học sinh.
Trong
sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay, việc phát huy tính tích cực học tập của
học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn đang là mối quan tâm hàng đầu.
Riêng với bộ môn lịch sử, người giáo viên cũng không ngừng tìm kiếm, vận dụng
các biện pháp để phát huy vai trò chủ thể của học sinh, nâng cao chất lượng
giáo dục.
Trong
quá trình dạy học lịch sử lớp 8 tại Trường THCS Lạc Hoà tôi đã cố gắng đi sâu
vào tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của quá trình dạy – học để
có biện pháp khắc phục cũng như tìm tòi, vận dụng nhiều biện pháp khác nhau vào
việc hướng dẫn học sinh khám phá những tri thức mới. Từ đó nâng cao hiệu quả
dạy học bộ môn lịch sử.
Cơ sở lí luận
Mục đích
của việc dạy học lịch sử ở trường là
người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những kết quả của
quá khứ, biết và ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn
là hiểu được lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự kiện. Trong phát
triển tư duy của học sinh việc sử dụng các thao tác lô - gic có ý nghĩa rất
quan trọng. Thông thường giáo viên sử dụng các thao tác chủ yếu như so sánh để
tìm ra sự giống nhau và khác nhau về bản chất các sự kiện, phân tích và tổng
hợp (giúp học sinh khái quát các sự kiện),
quy nạp, diễn dịch... Để thực hiện những
thao tác như vậy có thể dùng nhiều cách, nhiều phương tiện khác nhau (đồ
dùng trực quan, tài liệu giải thích ....). Song như vậy chưa đủ nên giáo viên
cần vận dụng nhiều biện pháp khác như nắm vững khái niệm, liên hệ kiến thức cũ,
nêu vấn đề, ... để giúp học sinh nắm vững nội dung bài học.
Cơ sở thực tiễn
Ở trường THCS Lạc Hoà, đa
số học sinh còn ngại và chưa có sự say mê môn học lịch sử, cho nên việc ghi
nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử ... còn phần hạn chế. Thực tế đó
đặt ra một vấn đề là người giáo viên phải làm sao giúp học sinh hứng thú, hiểu,
nhớ nội dung bài học.
Trong quá trình dạy học lịch
sử lớp 8 tôi thấy một vấn đề đặt ra là các khái niệm mới rất nhiều. Nắm được
khái niệm sẽ góp phần hiểu và nhớ nội dung. Hiện
nay, trong học tập, đa số học sinh còn thụ động, mà yêu cầu mới đòi hỏi các em
phải là chủ thể của hoạt động học nên giáo viên cần hướng các em hoạt động
nhiều hơn nên dạy học “nêu vấn đề” là quan trọng.
Trên cơ sở đó, để góp phần vào
việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, bản thân
tôi mạnh dạn trình bày: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần
Lịch sử thế giới trong chương trình Lịch sử lớp 8 tại Trường THCS Lạc Hoà”.
Với
việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào giúp giáo viên tiến
hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn,
học sinh tích cực, chủ động trong việc
tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài này.
2. Mục
đích nghiên cứu
Khi chọn hướng nghiên cứu “Một
số biện pháp giúp học sinh học tốt phần Lịch sử thế giới trong chương trình Lịch
sử lớp 8 tại Trường THCS …” với mục đích giúp học sinh nhớ, hiểu nội
dung bài học. Qua đó yêu thích môn học để từ đó phát huy hơn nữa vai trò trung
tâm của học sinh. Đồng thời giúp các em rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp,
đánh giá một sự kiện lịch sử. Ngoài ra với mục đích để trao đổi với đồng nghiệp để cùng nhau bổ
khuyết, xây dựng cho giải pháp càng hoàn thiện hơn trong quá trình áp dụng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.
Đối tượng nghiên cứu
Đối với đề tài sáng kiến này tôi chỉ tập
trung trình bày hai vấn đề:
- Giúp học sinh nắm vững khái niệm;
- Dạy học nêu vấn đề.
3.2.
Phạm vi nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm này được vận dụng vào thực tế giảng dạy ở
ba lớp 8A1, 8A2,, 8A3 thuộc trường THCS Lạc
Hoà.
Trong sáng kiến này các ví dụ chủ yếu lấy từ các bài thuộc phần
Lịch sử thế giới cận đại.
Để có đầy đủ SKKN vui lòng liên hệ 0962261017 (gặp Dũng)