Dàn ý: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự

Đề bài: Kể lại câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như “Lượm” hoặc “Đêm nay bác không ngủ”) theo ngôi kể khác nhau (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba).
a. Mở bài
- Giới thiệu bản thân mình (là ai? – Việc lựa chọn này quyết định đến ngôi kể thứ nhất hay thứ ba)
- Giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể (“Lượm” hay “Đêm nay Bác không ngủ”)
b. Thân bài
      - Nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm)
            + “Lượm”: Trong những ngày cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra ác liệt nhất, hai chú cháu gặp nhau ở Hàng Bè.
            + “Đêm nay Bác không ngủ”: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, tại một khu rừng ở miền biên giới.
      - Nhân vật chính trong câu chuyện: miêu tả một cách cụ thể nhân vật
      - Kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc (dựa vào những sự kiện xảy ra trong bài thơ để chuyển thành văn bản tự sự)
c. Kết bài

            Nêu những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi là người tham gia hoặc chứng kiến câu chuyện.

Dàn ý: Kể cho bố mẹ nghe một chuyến đi lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười, …) mà em đã gặp ở trường.

Đề bài: Kể cho bố mẹ nghe một chuyến đi lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười, …) mà em đã gặp ở trường.
a. Mở bài
- Nêu hoàn cảnh kể câu chuyện cho bố mẹ nghe: sau bữa cơm, mọi người ngồi trò   chuyện …
- Giới thiệu chung về câu chuyện mà mình kể: là loại chuyện gì? (Cảm động hay buồn cười)
b. Thân bài
- Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện em đang kể (bao giờ, ở đâu?)
- Nhân vật trong câu chuyện ấy gồm những ai? Em có tham gia vào câu chuyện ấy không?
- Diễn biến câu chuyện như thế nào? Chuyện có gì làm em cảm động hay buồn cười?
- Kết thúc câu chuyện ấy như thế nào? Em có say nghĩ hay rút ra được bài học gì từ câu chuyện ấy hay không?
- Thái độ, cảm xúc của cha mẹ khi nghe em kể câu chuyện đó (xúc động hay buồn cười theo không? Có khuyên nhủ em điều gì không? …)
c. Kết bài
- Không khí gia đình em khi kể chuyện

- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân

Dàn ý: Hãy nói "không" với các tệ nạn xã hội (Bài viết số 7 đề số 3)

Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn mà chúng ta cần kiên quyết và nhanh chóng bài trừ (như cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh...)
Lưu ý: Bài viết số 7 cần đưa được các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào vài văn.
I. Mở bài:
Nêu khái quát vấn đề để dẫn vào bài (VD: Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội. Và đáng sợ nhất chính là ma tuý, mối nguy hiểm không của riêng ai).
II. Thân bài

1. Giải thích thuật ngữ

- Tệ nạn xã hội: Tế nạn xã hội là những hành vi sai trái,không đúng với chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm,phá vỡ hệ thống xã hội văn minh,tiến bộ,lành mạnh.Các tệ xã hội thường gặp là:tệ nạn ma tuý,mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất,không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.

- Ma tuý: là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.khi ngấm vào cơ thể con ngưòi,nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức,trí tuệ và tâm trạng của người đó,khiến ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng,không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến, bạch phiến, thuốc, lắc … dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống, chích, kẹo…

2. Làm rõ tác hại của ma tuý
a. Đối với cá nhân người nghiện (có thể trình bày theo ba vấn đề: sức khoẻ, tinh thần, thể chất)
- Gây suy giảm hệ miễm dịch, giảm khả năng đề kháng làm cho người bệnh dễ mắc các bệnh khác;
- Ma tuý chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan đặc biệt là HIV/AIDS;
- Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần, không có khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
- Nghiện ma tuý khiến cho con người u mê, tăm tối; từ người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật, từ đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng, từ công dân tốt của xã hội trở thành đối tượng cho luật pháp. Khi đói thuốc, con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác: cướp giật, trộm cắp, giết người…
b. Đối với gia đình
- Làm cho kinh tế gia đình suy sụp
- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình ...
c. Đối với xã hội
- Là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, cướp giật, mại dâm ... làm cho an ninh xã hội bất ổn.
- Làm hao tiền tốn của của quốc gia (do phải phòng chống, lập trại cai nghiện, ...)
- Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang làm mất vẻ mỹ quan, văn minh lịch sự, vật vờ trên những con đường  của xã hội.
- Làm suy giảm giống nòi ...
3. Từ việc nêu và phân tích tác hại cần khẳng định: Phải nói "không" với ma tuý

4. Biện pháp (Sau khi khẳng định nói "không" cần dẫn để nêu lên biện pháp phòng chống ma tuý):
- Có kiến thức về tác hại, cách phòng trách ma tuý, từ đó tuyên truyền cho mọi người về tác hại của nó.
- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.
- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc, triệt để đối với những hành vi tàng trữ, buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.
- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng,không xa lánh,kì thị họ.
- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội ...
III. Kết bài:

 Rút ra kết luận: ma túy kinh khủng là thế nên mỗi chúng ta phải biết tự bảo về mình, tránh xa những tệ nạn xã hội, tránh xa ma túy.

Dàn ý: Em hãy nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

I. Mở bài
      Một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta là lòng biết ơn, biết trân trọng những người đã giúp đở mình. Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”.
 II. Thân bài
   1. Giải thích
      - Ăn quả : sử dụng, thừa hưởng những thành quả, những kết quả trong cuộc sống hiện đại
      - Kẻ trồng cây : là người làm nên những thành quả đó hoặc góp phần đêm lại những thành quả đó
      - Cả câu : nhắc nhở ta phải biết ơn những người đã có công tạo ra các thành quả mà ta đang thừa hưởng
   2. Đánh giá vấn đề (Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây?)
      - Vì phải có người trồng cây mới thu hoạch quả.Trong cuộc sống tất cả những thành quả đều được tạo nên bởi nhiều công sức (dẫn chứng)
      - Vì nhớ “ Kẻ trồng cây ” là lẽ đương nhiên phù hợp với đạo lý sống ở trên đời, khi đã biết thừa hưởng, biết nhận lãnh những thành quả từ công sức của người khác, chúng ta không thể có thái độ vô ơn bội bạc (dẫn chứng)
      => Khẳng định : lòng biết ơn là tình cảm không thể thiếu ở một con người có phẫm chất đạo đức tốt đẹp
 3. Mở rộng vấn đề
      - Ta không chỉ nhớ mà còn phải ra sức đáp đền (giữ gìn và phát huy những thành quả đó)
      - Ta không chỉ ăn quả mà còn phải ra sức trồng cây (sẵn sàng đóng góp công sức để tạo ra những thành quả lao động)
      - Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho chúng ta
      - Câu tục ngữ thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta và là một chân lý mãi mãi có giá trị
      - Cần phê phán thói vô ơn, bạc nghĩa
      - Cần phê phán thói xa hoa, lãng phí

III. Kết bài
-         Nêu suy nghĩ cũa em

Dàn ý: Nêu suy nghĩ của em về câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương ..."

Đề : Nhân dân ta thường khuyên nhau :
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng “
Nêu suy nghĩ của em về câu ca dao trên.
I. Mở bài
      Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Doàn kết là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương trong quan hệ giữa người với người. Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Ngày xưa ông cha ta chú trọng đến vấn đề giáo dục tinh thần đoàn kết, thể hiện qua câu ca dao:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
II. Thân bài
   1. Giải thích
     a. Câu ca dao mượn một hình ảnh đẹp : Nhiễu điều phủ lấy giá gương đề nói đến vấn đề đoàn kết
        - Nghĩa đen: miếng vải nhiễu ( một loại lụa quý dệt từ tơ tằm) màu đỏ, thường được dùng để phủ lên chiếc giá gương cho khỏi bụi
        - Nghĩa bóng: Chỉ sự đùm bọc, che chở, gắn bó khắng khít của đồng bào trong một nước
      b. Câu ca dao khuyên nhủ: người trong một nước phải thương yêu, giúp đỡ nhau, coi nhau như con một nhà 
   2. Khẳng định lời khuyên đó hoàn toàn đúng
      - Xưa nay, người dân cùng sống trong một làng, một huyện, một tỉnh và một nước thường có quan hệ gắn bó nhau về tình cảm và vật chất
      - Bởi vậy nên mỗi người có ý thức thương yêu, đùm bọc những người xung quanh mình, nhất là trong lúc khó khăn hoạn nạn
      - Tình đoàn kết thương yêu giai cấp, giống nồi là cơ sở của lòng yêu mến quê hương, đất nước, đân tộc
    3. Mở rộng vấn đề
      - Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau được thể hiện trong nhận thức và hành động cụ thể : gặp người trong cảnh khó khăn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với tinh thần tương thân tương ái ( dẫn chứng)
      - Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau là nền tảng của đạo lí dân tộc là cơ sở tạo nên sức mạnh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng giàu mạnh
      - Phê phán những thái độ sai trái như ích kỉ, thờ ơ trước nỗi đau của người khác
III. Kết bài
      - Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc ta
      - Chúng ta cần bỏa vệ và không ngừng phát huy truyền thống đó