I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Đất nước ta đang trên đà đổi mới, ngành giáo dục đang có những bước
chuyển mình theo nhịp bước của thời đại. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy
học là vấn đề cần thiết và quan trọng trong tình hình hiện nay. Mà một trong
những biện pháp tối ưu trong quá trình dạy học là phương pháp dạy học tích cực
và dạy học theo chuẩn kiến tức và kĩ năng. Vì vậy, để nang cao hiệu quả giáo
dục ở bộ môn ngữ văn trong nhà trường hiện nay, giáo viên cần đặc biệt chú
trọng hơn nữa trong việc rèn luyện kĩ năng nói và viết (tạo lập văn bản) cho
học sinh, nhất là rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận về tác phẩm văn học ở
bậc Trung học cơ sở theo chuẩn kiến thức và kĩ năng mà ngành yêu cầu.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong quá trình làm bài kiểm tra ở lớp cũng như ở kiểm tra học kì, thi
tuyển vào lớp 10 ở môn ngữ văn nhiều năm qua, học sinh làm bài văn nghị luận về
tác phẩm văn học: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nghị luận về nhân
vật, nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ thì còn rất nhiều hạn chế. Bài làm của
học sinh thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có khi xa
đề, lạc đề. Có bài chỉ viết được 7 đến 8 dòng là hết, có nhiều em không biết mở
bài, không biết xây dựng luận điểm… Thực trạng ấy làm cho đội ngũ thầy cô giáo
chúng ta phải trăn trở, phải suy nghĩ, mà nguyên nhân chính là học sinh không
có kĩ nẵng viết bài, không có định hướng khi làm bài nghị luận văn học. Do đó
chúng ta cần phải có cách dạy như thế nào, học sinh cần phải có cách học như
thế nào để có hiệu quả giáo dực ngày một đi lên, đó là vấn đè mà thầy cô giáo
cần phải quan tâm và chú trọng.
II. THỰC TRẠNG
1. Thực trạng của việc học văn hiên nay
Nhà văn hoá lớn
của nhân loại Lê-nin từng nói:"Văn học là nhân học" vậy mà một thực
trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học văn. Thực trạng này
lâu nay đã được báo động. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau
của những người trực tiếp giảng dạy môn văn và nay đã trở thành vấn đề của báo
chí và dư luận. Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong
những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy
văn và học văn hiện nay. Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả các bài kiểm tra
Ngữ văn, tôi nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học
văn của học sinh, cụ thể là:
- Học sinh thờ ơ với Văn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo
dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học
văn ở các trường phổ thông. Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy văn là
nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội tuyển văn. Các em
còn phải dành thời gian học các môn khác. Phần lớn phụ huynh khi đã định hướng
cho con mình sẽ thi khối A thì chỉ chủ yếu chú trọng ba môn: Toán, Lý, Hóa.
Điều đáng lo ngại hơn nữa, là có không ít phụ huynh đã chọn hướng cho con thi
khối A từ khi học tiểu học. Một bậc học mà học sinh còn đang được rèn nói,
viết, mới bắt đầu làm quen với những khái niệm về từ ngữ mà đã định hướng khối
A thì thật là nguy hại.
- Khả năng trình
bày:
Khi HS tạo lập một văn bản giáo viên có thể dễ dàng nhận ra những lỗi sai cơ
bản của học sinh như: dùng từ sai, viết câu sai, viết chính tả sai, bố cục và
lời văn hết sức lủng củng, thiếu logic. Đặc biệt có những bài văn diễn
đạt ngô nghê, tối nghĩa, lủng củng ...Đây là một tình trạng đã trở nên phổ biến
và thậm chí là đáng báo động trong xã hội ta.
Mục tiêu của bậc học phổ thông là đào tạo
con người toàn diện, nhưng thực tế hiện nay cho thấy, các bộ môn khoa học xã
hội thường bị học sinh xem nhẹ, mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng
quan trọng cho tất cả mọi người. Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đối với
các bộ môn khoa học xã hội, không thể chỉ bằng biện pháp kêu gọi mà chúng ta
phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học văn, khơi gợi lại hứng thú học văn
của học sinh, hình thành cho các em phương pháp học văn hiệu quả nhất.
2. Nguyên nhân
a. Đối với
người dạy: Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng
dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận
không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy
học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp
thu bài của học sinh .
- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa
khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học.
b. Đối với
học sinh:
- Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng
kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn.
- Địa phương xã Thọ Nghiệp thuộc vùng kinh tế còn khó
khăn, hầu hết phụ huynh đều đi làm ăn xa, ít có thời gian quan tâm kèm cặp con
em mình. Bản thân các em còn phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, không có
thời gian học.
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số
nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số
em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập.
Để có đầy đủ SKKN vui lòng liên hệ 0962261017 (Hoàng)