Tạo phân trang cho Blogspot


Phân trang thì có rất nhiều kiểu loại mẫu mã.Nhiều cách bố trí cài đặt ví dụ như áp dụng theo cách chỉnh sửa HTML trong template hay là thêm một tiện ích.Để đơn giản cho việc cài đặt cũng như dỡ bỏ khi cần thiết ở đây ta chỉ cần thêm một tiện ích và dán code vào là xong.
Trong ảnh có tất cả 10 mẫu phân trang có đánh số thứ tự bên cạnh bạn thích loại nào thì lấy code tương ứng ở bên dưới
Mẫu 1
<style type='text/css'>
.blog-pager,#blog-pager{font-size:normal}
.showpageArea{font-family:verdana,arial,helvetica;color:#000;font-size:11px;margin:10px}
.showpageArea a{color:#000;text-shadow:0 1px 2px #fff;font-weight:bold}
.showpageNum a{color:#000;padding:3px 8px;margin:0 4px;text-decoration:none;border:1px solid #999;-webkit-border-radius:3px;-moz-border-radius:3px;background:#f8b5a4 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjnIvRWK84toKI2v4r5Wok6AuGHq776sJjAjDcVd2NFrEJc0iAE5c897EGCD9W6s4t5xM4iOBfQLNIehX3Fn32OOps0nAdphbQ9HdBeegPv5OTvL-2ELajOVf4X_PqyXEy63W_rLZerilg8/s90/pagenav1.png) 0 -60px repeat-x}
.showpageNum a:hover{border:1px solid #888;background:#f7cac9 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjnIvRWK84toKI2v4r5Wok6AuGHq776sJjAjDcVd2NFrEJc0iAE5c897EGCD9W6s4t5xM4iOBfQLNIehX3Fn32OOps0nAdphbQ9HdBeegPv5OTvL-2ELajOVf4X_PqyXEy63W_rLZerilg8/s90/pagenav1.png) 0 -30px repeat-x}.showpageOf{margin:0 4px 0 0}
.showpagePoint{color:#666;padding:3px 8px;margin:2px;font-weight:bold;-webkit-border-radius:3px;-moz-border-radius:3px;border:1px solid #999;background:#f2f0f0 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjnIvRWK84toKI2v4r5Wok6AuGHq776sJjAjDcVd2NFrEJc0iAE5c897EGCD9W6s4t5xM4iOBfQLNIehX3Fn32OOps0nAdphbQ9HdBeegPv5OTvL-2ELajOVf4X_PqyXEy63W_rLZerilg8/s90/pagenav1.png) 0 -5px repeat-x;text-decoration:none}" 
</style>
<script type='text/javascript'>
var postperpage=5;//Số bài viết mỗi lần phân trang
var numshowpage=5;//Số nút phân trang
var upPageWord="Prev";
var downPageWord="Next";
var home_page="/";
var urlactivepage=location.href;
</script>
<script type='text/javascript' src='https://googledrive.com/host/0B7dsLzZ8KnJmWDFyelBrOTJfa0U/'></script>
Mẫu 2
<style type='text/css'>
.blog-pager,#blog-pager{font-size:normal}.showpageArea{font-family:verdana,arial,helvetica;color:#000;font-size:11px;margin:10px}.showpageArea a{color:#000;text-shadow:0 1px 2px #fff;font-weight:normal}.showpageNum a{padding:3px 8px;margin:0 4px;text-decoration:none;border:1px solid #999;-webkit-border-radius:3px;-moz-border-radius:3px;background:#b1a7c3 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjU38EvJAh4dAYCnsYQHj9L5Z1Fgt8y_HDwLk6t5ldeU3fIGH-3qwwlTrreoJMrEYnq5rUdTtxDx9Bh3gJozH1IJnjy_Sh5221njnWgjldYPBvnoiw127V9dm9g4JgV3vhi5GwVxe0QBqjl/s90/pagenav2.png) 0 -60px repeat-x}.showpageNum a:hover{border:1px solid #888;background:#f7b36a url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjU38EvJAh4dAYCnsYQHj9L5Z1Fgt8y_HDwLk6t5ldeU3fIGH-3qwwlTrreoJMrEYnq5rUdTtxDx9Bh3gJozH1IJnjy_Sh5221njnWgjldYPBvnoiw127V9dm9g4JgV3vhi5GwVxe0QBqjl/s90/pagenav2.png) 0 -30px repeat-x}.showpageOf{margin:0 4px 0 0}.showpagePoint{color:#444;text-shadow:0 1px 2px #333;padding:3px 8px;margin:2px;font-weight:700;-webkit-border-radius:3px;-moz-border-radius:3px;border:1px solid #999;background:#f7d5b0 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjU38EvJAh4dAYCnsYQHj9L5Z1Fgt8y_HDwLk6t5ldeU3fIGH-3qwwlTrreoJMrEYnq5rUdTtxDx9Bh3gJozH1IJnjy_Sh5221njnWgjldYPBvnoiw127V9dm9g4JgV3vhi5GwVxe0QBqjl/s90/pagenav2.png) 0 0 repeat-x;text-decoration:none} 
</style>
<script>
var postperpage=5;
var numshowpage=5;
var upPageWord="Prev";
var downPageWord="Next";
var home_page="/";
var urlactivepage=location.href;
</script>
<script src="https://googledrive.com/host/0B7dsLzZ8KnJmWDFyelBrOTJfa0U/"></script>
Mẫu 3
<style type='text/css'>
.blog-pager,#blog-pager{font-size:normal}.showpageArea{font-family:verdana,arial,helvetica;color:#000;font-size:11px;margin:10px}.showpageArea a{color:#000;text-shadow:0 1px 2px #fff;font-weight:normal}.showpageNum a{padding:3px 8px;margin:0 4px;text-decoration:none;border-bottom:3px solid #fe9a2e;background:#f7f8e0}.showpageNum a:hover{border-bottom:3px solid #df01d7;background:#f6cee3}.showpageOf{margin:0 4px 0 0}.showpagePoint{color:#333;text-shadow:0 1px 2px #333;padding:3px 8px;margin:2px;font-weight:700;border-bottom:3px solid #fe9a2e;background:#f8e0f7;text-decoration:none}
</style>
<script>
var postperpage=5;
var numshowpage=5;
var upPageWord="Prev";
var downPageWord="Next";
var home_page="/";
var urlactivepage=location.href;
</script>
<script src="https://googledrive.com/host/0B7dsLzZ8KnJmWDFyelBrOTJfa0U/"></script>
Mẫu 4
<style type='text/css'>
.blog-pager,#blog-pager{font-size:normal}.showpageArea{font-family:verdana,arial,helvetica;color:#000;font-size:11px;margin:10px}.showpageArea a{color:#000;text-shadow:0 1px 2px #fff;font-weight:normal}.showpageNum a{padding:2px 8px;margin:0 4px;text-decoration:none;border-bottom:2px solid #5fb404;border-top:2px solid #5fb404;background:#effbf5}.showpageNum a:hover{border-bottom:2px solid #df01d7;background:#a9f5f2;border-top:2px solid #df01d7}.showpageOf{margin:0 4px 0 0}.showpagePoint{color:#fff;text-shadow:0 1px 2px #333;padding:2px 8px;margin:2px;font-weight:700;border-bottom:2px solid #5e610b;border-top:2px solid #5e610b;background:#5e610b;text-decoration:none}
</style>
<script>
var postperpage=5;
var numshowpage=5;
var upPageWord="Prev";
var downPageWord="Next";
var home_page="/";
var urlactivepage=location.href;
</script>
<script src="https://googledrive.com/host/0B7dsLzZ8KnJmWDFyelBrOTJfa0U/"></script>
Mẫu 5
<style type='text/css'>
.blog-pager,#blog-pager{font-size:normal}.showpageArea{font-family:verdana,arial,helvetica;color:#000;font-size:11px;margin:10px}.showpageArea a{color:#000;text-shadow:0 1px 2px #fff;font-weight:700}.showpageNum a{padding:3px 8px;margin:0 4px;text-decoration:none;border:1px solid #999;-webkit-border-radius:3px;-moz-border-radius:3px;background:#ddd url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgxghTaD-9O-9_S_dyIiUXPWm5K4kvtdATN9_97tsJPwuBnLTaBrySqzvFczJhyphenhyphenyhYgcKJx79iKDJLQSAUhSySFYlwSz8YEkFDoiePRFeAePb48k8HaTVYsgfzifwqQIlMvBVoDiva_Kp96/s75/wp1.jpg) 0 -50px repeat-x}.showpageNum a:hover{border:1px solid #888;background:#ccc url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgxghTaD-9O-9_S_dyIiUXPWm5K4kvtdATN9_97tsJPwuBnLTaBrySqzvFczJhyphenhyphenyhYgcKJx79iKDJLQSAUhSySFYlwSz8YEkFDoiePRFeAePb48k8HaTVYsgfzifwqQIlMvBVoDiva_Kp96/s75/wp1.jpg) 0 -25px repeat-x}.showpageOf{margin:0 4px 0 0}.showpagePoint{color:#fff;text-shadow:0 1px 2px #333;padding:3px 8px;margin:2px;font-weight:700;-webkit-border-radius:3px;-moz-border-radius:3px;border:1px solid #999;background:#666 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgxghTaD-9O-9_S_dyIiUXPWm5K4kvtdATN9_97tsJPwuBnLTaBrySqzvFczJhyphenhyphenyhYgcKJx79iKDJLQSAUhSySFYlwSz8YEkFDoiePRFeAePb48k8HaTVYsgfzifwqQIlMvBVoDiva_Kp96/s75/wp1.jpg) 0 0 repeat-x;text-decoration:none}
</style>
<script>
var postperpage=5;
var numshowpage=5;
var upPageWord="Prev";
var downPageWord="Next";
var home_page="/";
var urlactivepage=location.href;
</script>
<script src="https://googledrive.com/host/0B7dsLzZ8KnJmWDFyelBrOTJfa0U/"></script>
Mẫu 6
<style type='text/css'>
.blog-pager,#blog-pager{font-size:normal}.showpageArea{font-family:verdana,arial,helvetica;color:#000;font-size:11px;margin:10px}.showpageArea a{color:#000;text-shadow:0 1px 2px #fff;font-weight:700}.showpageNum a{padding:3px 8px;margin:0 4px;text-decoration:none;border:1px solid #919106;-webkit-border-radius:3px;-moz-border-radius:3px;background:#ddd url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgSsfXAvnfWJs_Ot7jDZLvqs04up6eamhiuqKdR0xJGivXIcXRvUH3TnZgWzq6ujsgdKxd8KzhD6GIWPwhuEvPAd88NrxPbw_aIPkUFSDO6vztJRByly1IhRNlWhLVzu0Fca2Dfdi_7TSdg/s75/wp2.jpg) 0 -50px repeat-x}.showpageNum a:hover{border:1px solid #aeae0a;background:#ccc url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgSsfXAvnfWJs_Ot7jDZLvqs04up6eamhiuqKdR0xJGivXIcXRvUH3TnZgWzq6ujsgdKxd8KzhD6GIWPwhuEvPAd88NrxPbw_aIPkUFSDO6vztJRByly1IhRNlWhLVzu0Fca2Dfdi_7TSdg/s75/wp2.jpg) 0 -25px repeat-x}.showpageOf{margin:0 5px 0 0}.showpagePoint{color:#fff;text-shadow:0 1px 2px #333;padding:3px 8px;margin:2px;font-weight:bold;-webkit-border-radius:3px;-moz-border-radius:3px;border:1px solid #919106;background:#666 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgSsfXAvnfWJs_Ot7jDZLvqs04up6eamhiuqKdR0xJGivXIcXRvUH3TnZgWzq6ujsgdKxd8KzhD6GIWPwhuEvPAd88NrxPbw_aIPkUFSDO6vztJRByly1IhRNlWhLVzu0Fca2Dfdi_7TSdg/s75/wp2.jpg) 0 0 repeat-x;text-decoration:none}
</style>
<script>
var postperpage=5;
var numshowpage=5;
var upPageWord="Prev";
var downPageWord="Next";
var home_page="/";
var urlactivepage=location.href;
</script>
<script src="https://googledrive.com/host/0B7dsLzZ8KnJmWDFyelBrOTJfa0U/"></script>
Mẫu 7
<style type='text/css'>
.blog-pager,#blog-pager{font-size:normal}.showpageArea{font-family:verdana,arial,helvetica;color:#000;font-size:11px;margin:10px}.showpageArea a{color:#fff}.showpageNum a{padding:3px 8px;margin:0 4px;text-decoration:none;background:#363636 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhhUq7GnrOJqNFiYzzZG23PbOY6ABi4W_Alsj2XLfafxcogJehcpyLnz6Zv83_YuP-DbxOTyPa-xfs_AZw6i5ur9RifOwwHSZyXRJWQdJB27p7em-P7dBIG-JQuhsgOdTMECdF8k8GhHbD5/s75/wp3.jpg) 0 -25px repeat-x}.showpageNum a:hover{background:#044697 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhhUq7GnrOJqNFiYzzZG23PbOY6ABi4W_Alsj2XLfafxcogJehcpyLnz6Zv83_YuP-DbxOTyPa-xfs_AZw6i5ur9RifOwwHSZyXRJWQdJB27p7em-P7dBIG-JQuhsgOdTMECdF8k8GhHbD5/s75/wp3.jpg) 0 -50px repeat-x}.showpagePoint{color:#fff;padding:3px 8px;margin:2px;font-weight:700;background:#e30000 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhhUq7GnrOJqNFiYzzZG23PbOY6ABi4W_Alsj2XLfafxcogJehcpyLnz6Zv83_YuP-DbxOTyPa-xfs_AZw6i5ur9RifOwwHSZyXRJWQdJB27p7em-P7dBIG-JQuhsgOdTMECdF8k8GhHbD5/s75/wp3.jpg) 0 0 repeat-x;text-decoration:none}.showpageOf{margin:0 5px 0 0}
</style>
<script>
var postperpage=5;
var numshowpage=5;
var upPageWord="Prev";
var downPageWord="Next";
var home_page="/";
var urlactivepage=location.href;
</script>
<script src="https://googledrive.com/host/0B7dsLzZ8KnJmWDFyelBrOTJfa0U/"></script>
Mẫu 8
<style type='text/css'>
.blog-pager,#blog-pager{font-size:normal}.showpageArea{font-family:verdana,arial,helvetica;color:#000;font-size:11px;margin:10px}.showpageArea a{color:#fff}.showpageNum a{padding:3px 8px;margin:0 4px;text-decoration:none;border-top:2px solid #000;border-left:1px solid #000;border-right:1px solid #000;border-bottom:1px solid #000;background:#666 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiSod1NFehEJiCz3qtskCr6KFMCVK1pmK9odMg0VK21b1RlyDHrrcMYMYVWHVrr8jGfgijxLQ1Oq8JL_McH7CkArGSIUIOFSJYBjgiCtKho7xR8CtZW9kpE373iMEGiqPZKB4GCq-2P3Ox0/s75/wp4.jpg) 0 -25px repeat-x}.showpageNum a:hover{border-top:1px solid #999;border-left:1px solid #999;border-right:1px solid #999;border-bottom:2px solid #999;background:#999 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiSod1NFehEJiCz3qtskCr6KFMCVK1pmK9odMg0VK21b1RlyDHrrcMYMYVWHVrr8jGfgijxLQ1Oq8JL_McH7CkArGSIUIOFSJYBjgiCtKho7xR8CtZW9kpE373iMEGiqPZKB4GCq-2P3Ox0/s75/wp4.jpg) 0 -50px repeat-x}.showpagePoint{color:#fff;padding:3px 8px;margin:2px;font-weight:700;border-top:2px solid #000;border-left:1px solid #000;border-right:1px solid #000;border-bottom:1px solid #000;background:#000 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiSod1NFehEJiCz3qtskCr6KFMCVK1pmK9odMg0VK21b1RlyDHrrcMYMYVWHVrr8jGfgijxLQ1Oq8JL_McH7CkArGSIUIOFSJYBjgiCtKho7xR8CtZW9kpE373iMEGiqPZKB4GCq-2P3Ox0/s75/wp4.jpg) 0 0 repeat-x;text-decoration:none}.showpageOf{margin:0 5px 0 0}
</style>
<script>
var postperpage=5;
var numshowpage=5;
var upPageWord="Prev";
var downPageWord="Next";
var home_page="/";
var urlactivepage=location.href;
</script>
<script src="https://googledrive.com/host/0B7dsLzZ8KnJmWDFyelBrOTJfa0U/"></script>
Mẫu 9
<style type='text/css'>
.blog-pager,#blog-pager{font-size:normal}.showpageArea{font-family:verdana,arial,helvetica;color:#000;font-size:11px;margin:10px}.showpageArea a{color:#fff}.showpageNum a{padding:3px 8px;margin:0 4px;text-decoration:none;background:#333 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgvuN2mjND_alMNKJvM0pVxp68PofP5ozMvZ2eQLACevyJmFQIOAZ21zb58HNWRL79C1ZyRq7RN5Q3GwFmSXhsdUtvO5ZgSOdQfDJujRzzhQOIBfogv5v6WP5m_yLChnMPcDV0GIoOuSbg2/s75/wp5.jpg) 0 -50px repeat-x}.showpageNum a:hover{background:#666 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgvuN2mjND_alMNKJvM0pVxp68PofP5ozMvZ2eQLACevyJmFQIOAZ21zb58HNWRL79C1ZyRq7RN5Q3GwFmSXhsdUtvO5ZgSOdQfDJujRzzhQOIBfogv5v6WP5m_yLChnMPcDV0GIoOuSbg2/s75/wp5.jpg) 0 -25px repeat-x}.showpagePoint{color:#fff;padding:3px 8px;margin:2px;font-weight:700;background:#06a2b9 url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgvuN2mjND_alMNKJvM0pVxp68PofP5ozMvZ2eQLACevyJmFQIOAZ21zb58HNWRL79C1ZyRq7RN5Q3GwFmSXhsdUtvO5ZgSOdQfDJujRzzhQOIBfogv5v6WP5m_yLChnMPcDV0GIoOuSbg2/s75/wp5.jpg) 0 0 repeat-x;text-decoration:none}.showpageOf{margin:0 5px 0 0}
</style>
<script>
var postperpage=5;
var numshowpage=5;
var upPageWord="Prev";
var downPageWord="Next";
var home_page="/";
var urlactivepage=location.href;
</script>
<script src="https://googledrive.com/host/0B7dsLzZ8KnJmWDFyelBrOTJfa0U/"></script>
Mẫu 10
<style type='text/css'>
.blog-pager,#blog-pager{font-size:normal}.showpageArea{font-family:verdana,arial,helvetica;color:#fff;font-size:11px;margin:10px;padding:8px 20px;background:#333}.showpageArea a{color:#fff}.showpageNum a{padding:3px 8px;margin:0 4px;text-decoration:none;background:#666}.showpageNum a:hover{background:#aeb404}.showpagePoint{color:#fff;padding:3px 8px;margin:2px;font-weight:700;background:#da6100;text-decoration:none}.showpageOf{margin:0 5px 0 0}
</style>
<script>
var postperpage=5;
var numshowpage=5;
var upPageWord="Prev";
var downPageWord="Next";
var home_page="/";
var urlactivepage=location.href;
</script>
<script src="https://googledrive.com/host/0B7dsLzZ8KnJmWDFyelBrOTJfa0U/"></script>
Lưu ý
Để tiện ích phân trang chạy mượt mà không những tại trang chủ mà khi vào trang nhãn không bị hiện tượng liệt kê 1 dãy bài(20 bài)và có khi còn không thấy tiện ích phân trang đâu nữa.Các bạn cần làm thêm công việc sau:
Các bạn vào chỉnh sửa mẫu tìm tới những đoạn code có dạng:
expr:href='data:label.url'
Và sửa nó thành:
expr:href='data:label.url + &quot;?&amp;max-results=5&quot;'
Tiếp đến bạn đặt đoạn javascript dưới đây vào ngay sau thẻ <head>
<script type='text/javascript'>
//<![CDATA[
/*---- ©:DautoCrazy.Blog-----*/
if(!location.href.match('max-results=')){if(location.href.match('/search/label/')){location.href = location.href + '?&max-results=5' ;}}
//]]>
</script>

Ở đây ta thống nhất mỗi lần phân trang trên mỗi trang hiển thị 5 bài và cài đặt số bài ở trang chủ cũng là 5 và số nút phân trang(numshowpage) hiển thị cũng là 5 số nút này tùy thuộc vào độ rộng của khung post bài mà bạn có thể thay đổi cho hợp lý.

Tóm tắt nội dung chính Truyện Kiều


Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái "sắc nước hương trời" và có tài "cầm kỳ thi họa".
Theo kịch tính của tác phẩm, có thể chia truyện thành 13 phần nhỏ như sau:


Tóm tắt nội dung chính Truyện Kiều

Mở đầu

Nguyễn Du đem thuyết "tài mệnh tương đố" (tài và mệnh ghét nhau) làm luận đề cuốn truyện. Sau đó tác giả nói về gia thế và tả tài sắc hai chị em Vân - Kiều.

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.


Kiều thăm mộ Đạm Tiên

Vào khoảng thời vua Minh Thánh Tông (1522-1566), trong một gia đình viên ngoại họ Vương có 3 người con, con cả là Vương Thúy Kiều, sau là Thúy Vân và Vương Quan là cậu út. Hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân thì "mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười", nhưng "so bề tài, sắc" thì Thúy Kiều lại hơn hẳn cô em. Trong một lần đi tảo mộ vào tiết Thanh minh, khi đi qua mộ Đạm Tiên, một "nấm đất bên đàng", Kiều đã khóc thương và không khỏi cảm thấy ái ngại cho một "kiếp hồng nhan" "nổi danh tài sắc một thì" mà giờ đây "hương khói vắng tanh". Vốn là một con người giàu tình cảm và tinh tế nên Kiều cũng đã liên cảm tới thân phận của mình và của những người phụ nữ nói chung:

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung


Kiều gặp Kim Trọng

Cũng trong ngày hôm đó, Kiều đã gặp Kim Trọng, là một người "vốn nhà trâm anh", "đồng thân" với Vương Quan, từ lâu đã "trộm nhớ thầm yêu" nàng. Bên cạnh đó thì Kim Trọng cũng là người "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa". Tuy chưa kịp nói với nhau một lời nhưng sau cuộc gặp gỡ này thì hai người "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Tiếp sau lần gặp gỡ ấy là mối tương tư:

Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không


Kim Trọng vì tương tư Kiều nên đã quên hết cả thú vui hàng ngày, tìm cách chuyển đến ở gần nhà Kiều. Sau đó mấy tuần trăng thì Kim Kiều đã gặp nhau, Kiều đã nhận lời Kim Trọng và họ đã trao đổi kỷ vật cho nhau. Nhiều lần Kim Trọng cũng muốn "vượt rào" nhưng Thúy Kiều là một người sắc sảo, cô đã thuyết phục được Kim Trọng:

Vội chi liễu ép hoa nài,
Còn thân ắt lại đền bồi có khi!
Thấy lời đoan chính dễ nghe,
Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân


Kiều bán mình chuộc cha

Tai họa đã đột ngột ập đến Vương gia trong lúc người thiếu nữ còn đang thổn thức với mối tình đầu. Bọn sai nha đầu trâu, mặt ngựa đã đánh đập cha và em nàng một cách tàn nhẫn trong nỗi oan kêu trời không thấu. Trong hoàn cảnh bi đát như vậy, Kiều đành phải đi đến quyết định bán mình để chuộc cha, nhưng nàng không quên lời hẹn ước "trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai" với Kim Trọng trước khi chàng về Liêu Dương để thọ tang chú. Thúy Kiều đã nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả lời hẹn ước với Kim Trọng:

Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Trao duyên cho em xong, nàng cảm thấy xót thương cho thân phận của chính mình:
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!'
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây


Do đau thương quá nên Thúy Kiều đã ngất đi trên tay người thân.

Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú bà

Mã Giám Sinh vốn là "một đứa phong tình đã quen" cùng với Tú bà mở hàng "buôn phấn bán hương", chuyên đi mua gái ở các chốn về "lầu xanh". Thấy Thúy Kiều như là một món hàng ngon, nhất quyết mua về, lấy tiếng là làm vợ nhưng sau khi "con ong đã tỏ đường đi lối về", Thúy Kiều đã bị Tú bà bắt phải tiếp khách. Nàng nhất quyết không chịu, tự vẫn bằng dao nhưng không chết. Tú bà đành nhượng bộ cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích. Ở nơi này, nỗi nhớ người thân luôn luôn ấp ủ trong lòng:

Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.


Và nỗi buồn của người thiếu nữ được thể hiện qua những câu thơ chất chứa đầy cảm xúc:

Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ dàu dàu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi


Kiều mắc lừa Sở Khanh

Sống một mình giữa không gian mênh mông xa vắng đó nên khi gặp Sở Khanh, một gã có "hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng" và cũng khá "văn vẻ", cô như người đang sắp chết đuối vớ được cọc mà không còn bình tĩnh nhận ra lời lường gạt sáo rỗng của Sở Khanh.

Than ôi! sắc nước hương trời,
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây?


Kiều vội vàng trao thân cho Sở Khanh và cùng Sở Khanh trốn thoát khỏi lầu Ngưng Bích. Cô nào ngờ mình đã rơi vào lưới do Tú bà giăng sẵn để giữ cô lại vĩnh viễn ở lầu xanh. Chưa kịp cao chạy xa bay thì Tú bà đến và lúc này nàng mới rõ bản chất con người Sở Khanh:

Bạc tình, nổi tiếng lầu xanh,
Một tay chôn biết mấy cành phù dung!


Đến lúc này, nàng đành phải chịu quy phục, mặc cho thể xác "đến phong trần, cũng phong trần như ai" và cảm thấy xót xa cho chính bản thân mình:

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa


Kiều gặp Thúc Sinh

Thúc Sinh tuy đã có vợ là Hoạn Thư nhưng cũng là người "mộ tiếng Kiều nhi" từ lâu. Thúc Sinh trong tác phẩm này có lẽ là có diễn biến tình cảm, tâm tư mang tính của con người trong "đời thường" nhất, chứ không cách điệu nhiều như những nhân vật khác trong tác phẩm. Thế giới của Thúc Sinh là thế giới của đam mê và là sứ giả phong lưu của tình dục. Chưa có một "đấng nam nhi" nào trong truyện Kiều có cách nhìn nâng tấm thân đầy nhục dục của Kiều lên tầm thẩm mỹ như Thúc Sinh

Rõ màu trong ngọc trắng ngà!
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.


Do vậy Kiều đã ham sống và tự tin hơn về tương lai số phận của mình. Hai người vui vẻ bên nhau "ý hợp tâm đầu".

Khi hương sớm khi trà trưa,
Bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn.


Thúc Sinh đã chuộc Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh, chàng yêu Thúy Kiều bằng một tình yêu chân thực và trân trọng cô, điều này thể hiện tính nhân văn của truyện Kiều. Tuy nhiên, vì là gái lầu xanh Kiều đã không được Thúc Ông (bố của Thúc Sinh) thừa nhận. Thúc Ông đã đưa Kiều lên quan xét xử:

Phong lôi nổi trận bời bời,
Nặng lòng e ấp tính bài phân chia.
Quyết ngay biện bạch một bề,
Dạy cho má phấn lại về lầu xanh!


Kiều quyết tâm dan díu với Thúc Sinh không chịu quay về lầu xanh nên lại thêm một lần khốn khổ:

Dạy rằng: Cứ phép gia hình!
Ba cây chập lại một cành mẫu đơn.
Phận đành chi dám kêu oan,
Đào hoen quẹn má liễu tan tác mày.
Một sân lầm cát đã đầy,
Gương lờ nước thủy mai gầy vóc sương.


May thay vị quan đó tuy tỏ ra nghiêm khắc nhưng cũng có tình người. Thấy Thúc Sinh đau khổ khi thấy Kiều vì mình mà gặp nạn, ông đã cho Kiều làm một bài thơ bày tỏ nỗi niềm. Đọc thơ của Kiều, vị quan khen ngợi rồi khuyên Thúc Ông nên rộng lượng chấp nhận Kiều lại cho đồ sính lễ cưới xin. Nhờ thế Kiều thoát kiếp thanh lâu nhưng chưa được bao lâu thì nàng lại mắc vạ với Hoạn Thư, vợ chính của Thúc Sinh.

Kiều và Hoạn Thư

Khi biết chuyện, cha mẹ Thúc Sinh nổi giận đòi trả Kiều trở về chốn cũ, nhưng khi biết Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, có tài làm thơ, bố của Thúc Sinh đã phải thốt lên:

Thương vì hạnh trọng vì tài
Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba


Kiều đã ở cùng Thúc Sinh suốt 1 năm ròng và vẫn luôn khuyên Thúc Sinh về thăm vợ cả Hoạn Thư, họ vẫn chưa có con chung sau nhiều năm sống cùng nhau. Sau chuyến đi thăm và quay trở lại gặp Kiều, Thúc Sinh không ngờ rằng Hoạn Thư đã sai gia nhân đi tắt đường biển để bắt Thúy Kiều về tra hỏi. Thúy Kiều bị tưới thuốc mê bắt mang đi, còn mọi người trong nhà lúc đó cứ ngỡ cô bị chết cháy sau trận hỏa hoạn. Kiều trở thành thị tì nhà Hoạn Thư với cái tên là Hoa Nô. Lúc Thúc Sinh về nhà, nhìn thấy Thúy Kiều bị bắt ra chào mình, "phách lạc hồn xiêu", chàng nhận ra rằng mình mắc lừa của vợ cả. Hoạn Thư đã bắt Kiều phải hầu hạ, đánh đàn cho bữa tiệc của hai vợ chồng. Đánh đàn mà tâm trạng của Kiều đau đớn:

Bốn giây như khóc như than
Khiến người trong tiệc cũng tan nát lòng
Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm


Thế rồi, do thấy Kiều khóc nhiều, Hoạn Thư bảo Thúc Sinh tra khảo vì lý do gì. Thúy Kiều viết tờ khai nói rằng vì cha bị oan khiên, phải bán mình và bị lừa vào lầu xanh, sau đó có người chuộc ra làm vợ, rồi chồng đi vắng, nàng bị bắt đưa vào cửa nhà quan... rất tủi nhục, bây giờ chỉ mong được vào chùa tu cho thoát nợ trần. Đọc tờ khai xong, Hoạn Thư đồng ý cho Hoa Nô vào Quan Âm các sau vườn để chép kinh. Thực ra, Hoạn Thư đánh kiều rất nhiều, Nguyễn Du miêu tả về "đòn ghen" của Hoạn Thư là "nhẹ như bấc, nặng như chì". Hoạn Thư đã ứng xử theo thường tình hiện hữu của dân gian, là "chút dạ đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình!", "Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai". Hoạn Thư khéo léo phá vỡ dây tơ giữa Kiều và Thúc Sinh, làm Kiều ra đi một cách tự nguyện. Kiều trốn khỏi Quan Âm các và đã gặp Sư trưởng Giác Duyên (duyên giác ngộ?). Bà đã cho Kiều sang ở tạm nhà Bạc Bà, một Phật tử thường hay lui tới chùa. "Ai ngờ Bạc Bà cùng với Tú Bà đồng môn", Bạc Bà đã khuyên kiều lấy cháu mình là Bạc Hạnh. Qua tay Bạc Hạnh, một lần nữa Kiều lại bị bán vào lầu xanh.

Kiều gặp Từ Hải

Ở lầu xanh, Kiều "ngậm đắng nuốt cay" sóng cuộc sống ô nhục. Một ngày đẹp trời, có mọt người khách ghé qua chơi, đó là Từ Hải, một hải tặc lừng danh thời đó: "Râu hùm hàm én mày ngài, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao", tài năng phi thường "đường đường một đấng anh hào, côn quyền hơn sức lược thao gồm tài". Hai bên đã phải lòng nhau và Từ Hải chuộc Kiều về chốn lầu riêng. Sống với nhau được nửa năm, Từ Hải lại "động lòng bốn phương", muốn ra nơi biên thuỳ chinh chiến. Thúy Kiều muốn xin đi cùng nhưng Từ Hải không cho đi:

Nàng rằng phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi
Từ rằng tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình


Trong lúc Từ Hải đi chinh chiến, nàng ở nhà nhớ tới bố mẹ chắc đã "da mồi tóc sương", còn em Thúy Vân chắc đang "tay bồng tay mang" vui duyên với Kim Trọng. Từ Hải sau đó đã chiến thắng trở về, mang binh tướng tới đón Kiều làm lễ vu quy

Kiều báo thù

Lúc vui mừng cũng là lúc Thúy Kiều nghĩ đến những ngày "hàn vi", nàng kể hết mọi chuyện cho Từ Hải và muốn có sự "ân đền oán trả". Những Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh,... đều bị chịu gia hình, còn những vị sư đã giúp đỡ Kiều trong cơn hoạn nạn đều được thưởng. Riêng Hoạn Thư nhờ khéo nói "Rằng tôi chút phận đàn bà. Ghen tuông thì cũng người ta thường tình" nên được tha. Sau đó Kiều có gặp sư Giác Duyên, được bà báo rằng 5 năm nữa hai người sẽ gặp nhau vì Kiều còn phải trải qua nhiều lận đận nữa.

Kiều tự vẫn

Hồ Tôn Hiến bấy giờ là một quan tổng đốc của triều đình, mang nhiệm vụ đến khuyên giải Từ Hải đầu hàng và quy phục triều đình. Hồ Tôn Hiến đã bày mưu mua chuộc Thúy Kiều, đánh vào ham muốn có một cuộc sống "an bình" của phụ nữ, nàng đã thật dạ tin người và xiêu lòng nghe theo lời Hồ Tôn Hiến về thuyết phục Từ Hải ra hàng:

Trên vì nước dưới vì nhà,
Một là đắc hiếu hai là đắc trung.


Sau đó, Hồ Tôn Hiến đã thừa cơ bao vây, nhìn thấy Từ Hải, Thúy Kiều định lao tới để tự vẫn nhưng chàng bị mắc mưu và đã "chết đứng giữa đàng". Thúy Kiều cảm thấy hối tiếc và dằn vặt bản thân:

Mặt nào trông thấy nhau đây?
Thà liều sống thác một ngày với nhau!


Hồ Tôn Hiến đang đà thắng đã ép Kiều phải "thị yến dưới màn", Thúy Kiều đã khóc thương và xin được mang Từ Hải đi chôn cất. Hồ Tôn Hiến đã chấp nhận cho "cảo táng di hình bên sông". Biết nàng giỏi đàn, Hồ Tôn Hiến bắt nàng phải chơi đàn, Kiều đã thể hiện nỗi lòng mình qua tiếng đàn:

Một cung gió thảm mưa sầu,
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!
Ve ngâm vượn hót nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.


Sáng hôm sau, để tránh lời đàm tiếu về mình, Hồ Tôn Hiến đã gán ngay Kiều cho người Thổ quan. Trên con thuyền, Kiều nhớ tới lời của Đạm Tiên xưa đã nói với mình trong mộng "Sông Tiền đường sẽ hẹn hò về sau", nàng đã quyết định nhảy xuống sông tự vẫn.

Kim Trọng đi tìm Kiều

Về phần Kim Trọng, sau khi hộ tang chú xong, quay trở lại thì biết tin gia đình Kiều gặp nạn, Kiều đã bán mình chuộc cha. Kim Trọng đau xót:

Vật mình, vẫy gió, tuôn mưa
Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai
Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi
Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê


Mọi người trong nhà khuyên can hết lẽ, chàng nghe theo lời dặn của Kiều và đón cha mẹ Kiều cùng Thúy Vân sang nhà chăm lo phụng dưỡng, đồng thời vẫn đưa tin tìm kiếm nàng khắp nơi. Tuy "âu duyên mới" nhưng chàng lại "càng dào tình xưa". Vương Quan và Kim Trọng sau đó đều đỗ đạt và làm quan. Sau nhiều ngày tháng tìm kiếm thì hai người mới dò la được thông tin của Thúy Kiều là đã trầm mình dưới sông Tiền Đường. Ra đến sông, mọi người gặp sư Giác Duyên ở đó, được biết là Thúy Kiều đã được bà cứu mang về cưu mang. Sau đó, mọi người được dẫn về gặp lại nàng Kiều, "mừng mừng tủi tủi".

Tái hồi Kim Trọng

Sau 15 năm lưu lạc, Thúy Kiều đã trở về đoàn viên với gia đình. Nhưng nàng chính là người sợ việc đoàn viên hơn ai cả. Trong việc tái ngộ này, Thúy Vân chính là người đầu tiên đã lên tiếng vun vào cho chị. Nhưng trong đêm gặp lại ấy, Thúy Kiều đã tâm sự với Kim Trọng:

Thân tàn gạn đục khơi trong
Là nhờ quân tử khác lòng người ta 


Nàng ghi nhận tấm lòng của Kim Trọng nhưng tự thấy mình không còn xứng đáng với chàng nữa. Hai người trở thành bạn "chẳng trong chăn gối, cũng ngoài cầm thơ". Nguyễn Du đã gửi gắm toàn bộ thế giới quan của mình về xã hội phong kiến lúc đó qua các câu thơ nhận xét về cuộc đời lưu lạc của Thúy Kiều:

Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Miêu tả chân dung một người bạn thân (Đề 4 - bài viết số 1 - Ngữ văn 7)

Trong cuộc sống con người chúng ta luôn có những niềm vui, nỗi buồn, luôn có những khó khăn cần được chia sẻ và giúp đỡ. Chính vì vậy chúng ta cần có những người bạn tốt để giúp ta trong những lúc như vậy. Và em cũng có một người như vậy ngay từ tuổi nhỏ. Cậu ấy tên Quang.
Quang là hàng xóm của em. Chúng em chơi với nhau lúc còn bé xíu. Khi ấy cậu mập mạp, trắng trẻo rất đáng yêu. Lớn hơn một chút, chúng em học cùng lớp mẫu giáo, rồi lại cùng nhau vào trường tiểu học. càng ngày chúng em càng thân thiết với nhau hơn.
Giờ đây cậu ấy sở hữu một khuôn mặt chữa điền, làn da không còn trắng mịn như con gái mà ngăm đen khỏe mạnh. Cậu ấy chỉ cao hơn em một chút.  Mái tóc cắt ngắn trông rất gọn gàng. Quang là một con người thân thiện, luôn tươi cười, cởi mở với mọi người xung quanh. Học nhóm, chơi thể thao, làm bài tập ngữ văn, lúc nào em và Quang cũng thành một cặp, gắn bó với nhau như hình với bóng.
Không chỉ thông minh, nhanh nhẹn, Quang còn rất biết quan tâm giúp đỡ người khác, nhất là với em. Vì em học kém môn Ngữ văn nên Quang ngày nào cũng sang nhà em làm gia sư bất đắc dĩ. Anh bạn gia sư của em còn là một cây văn nghệ cừ khôi. Cậu ấy đã từng dành ngôi vị quán quân trong cuộc thi tiếng hát học .sinh toàn trường. Mỗi dịp có lễ hội, nhìn cậu ấy hát trên sân khấu nhà trường, em thấy bạn rất chuyên nghiệp và trong lòng em có cảm giác tự hào khi có được người bạn như Quang.
Không chỉ học giỏi, hát hay, Quang còn rất ngoan ngoãn và biết giúp đỡ cha mẹ. Mỗi chiều đi học về em thường thấy Quang giúp bố mẹ cơm nước, dọn dẹp nhà cữa. Không những thế, những món ăn mà Quang nấu cũng không thể chê vào đâu được. Trong mắt em Quang trở thành một người bạn hoàn hảo. Là tấm gương xứng đáng cho em học tập và cố gắng noi theo.

Mỗi người bạn đều đem lại cho chúng ta những tình cảm tốt đẹp. Nhưng người bạn thân thiết gắn bó khiến ta tự hào, ngưỡng mộ mà trở nên cố gắng tốt đẹp hơn càng đáng quý. Em mong tình cmar giữa em và Quang mãi mãi như bây giờ.

Kể lại nội dung bài thơ "Lượm" (Đề 2 - bài viết số 2 - Ngữ văn 7)

Đề bài: Kể lại câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như “Lượm” hoặc “Đêm nay bác không ngủ”) theo ngôi kể khác nhau (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba)

Một ngày cuối năm 1947, nhà thơ Tố Hữu có chuyến công tác đến tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hôm ấy đến đồn Mang Cá, ông thấy không khí chiến đấu của chiến sĩ rất sôi nổi nên rất vui mừng. Sau khi báo cáo tình hình của đồn, các đồng chí chỉ huy đồn mới nhà thơ đi tham quan tình hình xung quanh. Bất chợt ông nhìn thấy chú bé khoảng hơn 10 tuổi trông rất lanh lẹ và hoạt bát đang xem xét những bao thư trong túi xắc. Nhà thơ nhìn chú bé rất chăm chú.
Cậu bé có dáng người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn, đôi chân cứ thoăn thoắt chạy đi chạy lại hỏi han nhưng người xung quanh điều gì đó. Bên hông chú chiếc xắc nhỏ xinh cứ lắc đập tung tẩy. Đôi mắt cậu mở to, trong sáng, hồn nhiên, rất hợp với chiếc mũ ca lô xinh xắn đội lệch trên đầu. Đồng chí Tố Hữu hỏi một chiến sĩ đi cùng thì được trả lời:
Báo cáo đồng chí, đó là em Lượm, liên lạc viên xuất sắc nhất của đồn hiện nay. Có lẽ em đang hỏi để đưa thư cho mọi người.
Nhà thơ Tố Hữu vui vẻ lại gần chú bé lượm hỏi chuyện:
- Thế cháu mấy tuổi rồi?
- Dạ, cháu 11 tuổi ạ!
- Đi liên lạc cháu thấy thế nào?
- Dạ, vui lắm chú ạ!Mọi người ai cũng vui vẻ, hăng hái. Ở đồng Mang Cá cháu còn thích hơn ở nhà nữa cơ.
- Nếu thành Huế ai cũng như cháu thì quân Pháp sẽ bại trận trong một ngày không xa.
Nhà thơ chauw kịp hỏi chuyện thêm thì Lượm đã cất tiếng chào để tiếp tục đi làm nhiệm vụ.
Bống đi một vài tháng, một hôm nhà thơ Tố Hữu đang làm việc ở cơ quan thì có một đồng chí trong ban chỉ huy đồng mang Cá xin được vào báo cáo. Sau khi làm xong việc, nhân được gặp người quen, Tố Hữu và đồng chí ở đồng Mang Cá hàn huyên trò chuyện. Nghe hỏi đến tình hình anh em trong đồn, đồng chí ở đồng Mang Cá bỗng trầm xuống, ngậm ngùi nói:
- Anh có nhớ chú bé Lượm liên lạc không? Cháu bé mà anh rất thích ấy … Cháu đã hi sinh rồi!
Tố Hữu sững người.
- Hôm ấy, như mọi ngày, Lượm nhận công văn của đồn để chuyển đến vùng ngoại ô. Em tức tốc đi ngay. Không ngờ trên đường đi, em gặp ngay một ổ phục kích của quân địch. Em vội lánh chạy nhưng không kịp, giặc đã bắn theo tới tấp. Lượm hi sinh! Khi chúng tôi nhận được tin rồi cùng dân làng chạy ra thì thấy người em đã lạnh, chỉ riềng làn môi là vẫn còn mỉm cười. Một tay chú giữ chiếc ca lô, tay kia cầm chặt bông lúa sữa. Cách đó không xa, dưới lòng mương, những mảnh vụn của tờ điện khẩn đã nát vụn, ướt sũng.
Đồng chí ấy vừa kể xong thì òa khóc. Nhà thơ Tố Hữu cũng nghẹn lời.

Sau ngày hôm ấy, bài thơ “Lượm” ra đời và nhanh chóng lan truyền rộng rãi trong các đội thiếu niên nhi đồng. bài thơ như nhắc nhở chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với những anh hùng thiếu niên. Các anh ấy tuy nhỏ tuổi nhưng là những con người dũng cảm, dám hi sinh mình cho tổ quốc. Và nếu không có chiến tranh thì các anh các chị cũng hạnh phúc như chúng ta bây giờ.
Dàn ý: http://chiasetulieu.blogspot.com/2014/09/dan-y-ke-lai-noi-dung-cau-chuyen-uoc.html

Dàn ý: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự

Đề bài: Kể lại câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như “Lượm” hoặc “Đêm nay bác không ngủ”) theo ngôi kể khác nhau (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba).
a. Mở bài
- Giới thiệu bản thân mình (là ai? – Việc lựa chọn này quyết định đến ngôi kể thứ nhất hay thứ ba)
- Giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể (“Lượm” hay “Đêm nay Bác không ngủ”)
b. Thân bài
      - Nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm)
            + “Lượm”: Trong những ngày cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra ác liệt nhất, hai chú cháu gặp nhau ở Hàng Bè.
            + “Đêm nay Bác không ngủ”: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, tại một khu rừng ở miền biên giới.
      - Nhân vật chính trong câu chuyện: miêu tả một cách cụ thể nhân vật
      - Kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc (dựa vào những sự kiện xảy ra trong bài thơ để chuyển thành văn bản tự sự)
c. Kết bài

            Nêu những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi là người tham gia hoặc chứng kiến câu chuyện.

Kể cho bố mẹ nghe một chuyến đi lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười, …) mà em đã gặp ở trường

Hôm nay, tôi về nhà với khuôn mặt buồn rười rượi. Thấy vậy, mẹ hỏi:
- Có chuyện gì ở trường hả con?
Tôi liền kể cho mẹ nghe về cuộc gặp gỡ bất ngờ và cảm động với Hiền, cô bạn thân của tôi suốt năm năm tiểu học.
Giờ ra chơi hôm nay, như mọi khi, con xuống căng tin để uống nước. Khi đi qua lớp 6C, con thấy một bạn có mái tóc dài, bị mất cánh tay trái. Khuôn mặt thanh tú vốn trông rất xinh xắn lại có mấy vết thẹo dài trên má. Cặp mắt trong sáng ánh lên niềm tự tin. Đôi mắt ấy vốn thân thuộc cùng với con biết bao nhiêu. Như buột miệng, con gọi: “Hiền ơi!”. Bạn quay lại, cặp mắt sững sờ, rồi chạy lại phía con và gọi to “Trang hả!”. Đúng là Hiền rồi, không thể nào nhầm được, giọng nói, giáng vẻ và nhất là đôi mắt, nhưng sao lại thế này? Chúng con cầm tay nhau, nhưng đúng hơn là con cầm tay phải của Hiền vừa đi vừa nói chuyện. Con nhìn Hiền và hỏi với giọng đày nghi ngại:
- Tại sao cậu lại bị …?
Con chưa nói xong cầu thì Hiền đã cắt ngang:
- Cậu muốn hỏi tớ tại sao lại mất một cánh tay, đúng không?
Con gật gù, rồi Hiền kể:
- Mùa hè năm ngoái, gia đình tớ đi picnic ở Côn Sơn. Nhưng một tai nạn bất ngờ đã đổ ập xuống. Khi về, bố mẹ, tớ và em trai đã bị hai thanh niên say rượu đua xe đâm phải. Kết quả là mẹ tớ và em tớ đã ra đi vĩnh viễn. Bố tớ mất đôi chân, còn tớ thì … như thế này đây.
Kể đến đây Hiền bỗng dừng lại, hai hàng nước mắt chảy dài. Cặp mắt long lanh bổng buồn thăm thẳm. Con cũng suýt khóc và hỏi:
-         Cuộc sống của cậu hiện nay như thế nào?
Hiền ngừng khóc và kể tiếp:
- Lúc nghe tin mẹ và em trai đã ra đi thì bầu trời như sụp đổ trước mắt mình. Tớ rụng rời chân tay. Suốt một thời gian mình như kẻ mất hồn. Sống không ra sống, chết không ra chết. Nhưng cũng trong thời gian đó nhờ có những người thân yêu bên cạnh như cô chủ nhiệm, các bạn trong lớp và nhất là bố tớ - người còn mất mát nhiều hơn mình luôn động viên, an ủi nên mình dần lấy lại thăng bằng trong cuộc sống. Sau mấy tháng điều trị, tớ ra viện. Tớ lại đi học. Lúc đầu các bạn nhìn tớ như thấy con quái vật một tay với mấy vết thẹo trên mặt. Nhưng sau khi biết được hoàn cảnh của tớ, các bạn đã ủng hộ, giúp đỡ trong việc học tập rất nhiều. Sáng tớ đi học còn chiều tớ phụ dì tớ bán bánh chuối ở gần trường.
Nghe xong câu chuyện, con rất cảm động và khâm phục ý chí của bạn Hiền. Giờ ra chơi đã hiết, con chào Hiền và trở lại lớp.
Mẹ nghe xong chuyện cũng rất buồn. Mẹ nói:

- Hiền quả là một cô bé có nghị lực. Con hãy nhìn bạn mà noi gương, hãy cố gắng học tập tốt nhé. Hôm nào con rủ bạn đến nhà mình chơi.

Dàn ý: Kể cho bố mẹ nghe một chuyến đi lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười, …) mà em đã gặp ở trường.

Đề bài: Kể cho bố mẹ nghe một chuyến đi lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười, …) mà em đã gặp ở trường.
a. Mở bài
- Nêu hoàn cảnh kể câu chuyện cho bố mẹ nghe: sau bữa cơm, mọi người ngồi trò   chuyện …
- Giới thiệu chung về câu chuyện mà mình kể: là loại chuyện gì? (Cảm động hay buồn cười)
b. Thân bài
- Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện em đang kể (bao giờ, ở đâu?)
- Nhân vật trong câu chuyện ấy gồm những ai? Em có tham gia vào câu chuyện ấy không?
- Diễn biến câu chuyện như thế nào? Chuyện có gì làm em cảm động hay buồn cười?
- Kết thúc câu chuyện ấy như thế nào? Em có say nghĩ hay rút ra được bài học gì từ câu chuyện ấy hay không?
- Thái độ, cảm xúc của cha mẹ khi nghe em kể câu chuyện đó (xúc động hay buồn cười theo không? Có khuyên nhủ em điều gì không? …)
c. Kết bài
- Không khí gia đình em khi kể chuyện

- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân

Biểu cảm về một người thân

Bài văn viết về cô giúp việc của em Bùi Linh Trang, học sinh lớp 7E1 (Trường THCS Marie Curie) nhận được nhiều lời khen từ cô giáo vì đã có những cảm xúc chân thật, sâu sắc.
Bài Văn, điểm 9, học sinh, Trường THCS Marie Curie, cô giáo
Người thân yêu nhất của các bạn là ai? Là cha, là mẹ hay là một người chị gái? Với tôi, cũng như các bạn, cha mẹ và chị gái là người tôi yêu quý nhất trên đời. Nhưng với tôi, còn có một người vô cùng đặc biệt, gần gũi với tôi nữa...Chẳng ai khác, chính là cô giúp việc.
Nói ra xin các bạn đừng cười vì thực sự với tôi, cô quan trọng, gần gũi với tôi như mẹ vậy. Và niềm hạnh phúc tôi có đã nhân đôi vì có được hai người mẹ bên tôi.
Cô giúp việc nhà tôi tên là Huy, một cái tên rất con trai nên đã làm tôi có chút tò mò từ lần đầu mẹ tôi nhắc đến trước khi cô đến nhà tôi. Cô là người cùng quê mẹ tôi được bà ngoại giới thiệu lên giúp nhà tôi. Cô đã gần năm mươi tuổi, không còn trẻ nữa nhưng tôi vẫn luôn trìu mến gọi cô mà không phải là bác. Phải chăng như thế sẽ làm cho cô trẻ hơn?
Đã sáu năm, một con số thời gian khá dài đủ để làm những đứa bé con như tôi lãng quên mọi thứ...Vậy mà không hiểu sao, trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in cái ngày đầu tiên cô Huy bước chân vào nhà tôi. Một ngày lặng lẽ, buồn thảm và u ám. Đó là ngày bà Nội yêu quý của tôi vừa mất được ba hôm. Trong khi mọi người đau buồn, bận rộn như quên tôi thì có cô đến chăm lo cho tôi, trò chuyện căn dặn tôi. Lúc ấy, phải nói rằng, tôi thấy ngạc nhiên vô cùng. Có lẽ vì quen với sự chăm sóc của mẹ, và quen với ngôi nhà chỉ có bố, mẹ và chị gái bây giờ lại có thêm một người đến ở nhà tôi, dạy bảo tôi...Mà khi bà mới ra đi chưa lâu bỗng có một người đến lau dọn giường bà, nghỉ tại đó nữa. Chao ôi, phải nói rằng tôi khó chịu như thế nào. Cái cảm xúc của một đứa bé lên sáu sợ ai đến đánh mất của mình một cái gì đó quý giá nhất. Và cũng bắt đầu từ đó, tôi dò xét, tìm mọi cách không thỏa hiệp, thậm chí đôi lúc còn phản kháng cô. Mỗi khi cô nói cái gì là tôi tìm cách cãi lại không cần quan tâm đúng sai như thế nào.
Nhưng cho đến một ngày...Đó là ngày tôi chống lệnh bố mẹ tôi không chịu về quê thăm ông bà chỉ vì mải mốt xem phim hoạt hình. Ngọt nhạt thế nào tôi cũng không đi...Mẹ tôi nóng nảy, tức giận và định giơ tay lên đánh đòn tôi. Lúc ấy, cô Huy vội vàng chạy vào ngăn...Cô xuất hiện, có lẽ mẹ nguôi giận và bảo tôi ra ngoài...Không cảm ơn cô, nhưng trong lòng tôi bỗng nhiên thấy quý cô hơn rất nhiều.
Cô Huy là một người "nhà quê" theo đúng nghĩa. Cô chân thành, thật thà, tính tình vui vẻ và có phần nóng nảy. Tôi có không biết bao nhiêu kỷ niệm về cô. Nhớ có lần cô bảo tôi giúp cô cài đặt chuông nhạc sàn để nghe cho rõ, rõ đến mức mỗi lần ai gọi cô thì hàng xóm cũng nghe thấy. Hay cái lần cô cùng mẹ con tôi đi siêu thị Big C dịp giáp Tết, cô cứ hỏi mẹ tôi: "Cô Anh ơi chỗ bán lồng gà ở đâu?" làm mẹ con tôi một trận cười no bụng. Cả lần đầu cô cùng tôi vào siêu thị mua đồ giúp mẹ, cô cứ mặc cả mãi với thu ngân để mua thêm cho tôi hộp bánh...Rồi cả cái lần cô đi xem phim cùng tôi nữa, cô nói chuyện với tôi đến cả rạp nghe thấy...Tất cả những kỷ niệm ấy chỉ làm tôi thêm quý cô mà thôi...
Sống trong gia đình tôi sáu năm, cô là người hiểu tính cách của từng thành viên gia đình tôi hơn bất cứ ai. Cô hiểu bố tôi vì công việc kinh doanh mà đêm hôm vất vả bữa ăn chẳng theo giờ giấc gì cả. Cô hiểu mẹ tôi công việc nhiều nên về nhà đã không lo lắng được việc nhà chu toàn. Và cô hiểu tôi, con bé Trang rất thích làm bánh khi đi học về mà không ngại ngần dọn một đống đồ bếp núc mà tôi bày ra...Có một điều nữa, ấy là mỗi khi tôi bị mẹ mắng, tôi đóng chặt cửa bên trong ấm ức, không ăn cơm. Mẹ tôi biết tính tôi, càng dỗ thì tôi càng khóc thật to nên rất nghiêm khắc để tôi tự suy nghĩ. Và mỗi lần đó, không ai khác, cô Huy lại lặng lẽ, rón rén đem cơm vào cho tôi. Cô sợ tôi đói...Tôi biết mẹ tôi có cách giáo dục của một người mẹ muốn con phải tự lập, còn cô thì lại lo cho tôi những gì cần nhất. Càng lớn lên, tôi càng thầm cảm ơn cô biết bao nhiêu!
Dáng người cô một năm gần đây gầy đi theo thời gian và bệnh tật. Cái căn bệnh U buồng trứng gì đó hành hạ cô và làm cô phải mổ đến hai lần trong một năm. Sức khỏe còn đâu nữa. Da cô sạm đi. Gò má hốc hác và những quầng thâm trên đôi mắt vì những cơn đau và những đêm mất ngủ. Bố mẹ tôi đã giúp cô rất nhiều trong những ngày cô nằm viện...Bình phục không được bao nhiêu, cô lại trở lại làm...Vất vả, tần tảo, lo toan, bận rộn lại dồn lên vai cô, vì công việc nhà tôi nào có dễ dàng gì. "Cô ơi, cháu thương cô lắm". Đã bao lần tôi muốn nói với cô câu ấy mà cứ nghẹn lòng không thốt ra được...
"Tết này cô về quê chăm cháu, Trang bảo mẹ liệu mà tìm người mới đi." Nghe câu ấy, lòng tôi buồn rười rượi...Dù biết rồi sẽ có ngày ấy thôi, nhưng sao nó đến nhanh thế này, lại đến vào lúc khi tôi thấy mình đã lớn để đủ hiểu rằng cô là người thân yêu với tôi. Sống ở nhà tôi đã sáu năm, khắp khu chợ xung quanh và cả những người bạn, cả bác phụ huynh lớp tôi đều biết cô gắn bó, thân thuộc với tôi thế nào.
Với tôi, cô là người mẹ thứ hai, là người bạn, người thân của tôi...Tình cảm của tôi dành cho cô khó diễn tả bằng lời..."Cô ơi, cô về quê, cháu buồn lắm...Tết này, ai lau phòng cùng cháu đây?"
                                                                              Nguồn: vietnamnet.vn